SPIRASTAD 1,5 M.I.U

SPIRASTAD 1,5 M.I.U

Hãng sản xuất:
Stada Stella
Mã sản phẩm:
Mô tả:
Nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin, đặc biệt là ở tai, mũi và họng; nhiễm trùng phế quản-phổi và nhiễm trùng da.
Giá:
90.000 VND
Số lượng
 
 
 
 

CHI TIẾT

SPIRASTAD 1,5 M.I.U

Quy cách thuoc:

Vỉ 10 viên. Hộp 1 vỉ.

Vỉ 10 viên. Hộp 3 vỉ.

Thành phần: Mỗi viên nén bao phim chứa:

Spiramycin 1.500.000 IU

Tá dược vừa đủ 1 viên

Chỉ định:

Nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin, đặc biệt là ở tai, mũi và họng; nhiễm trùng phế quản-phổi và nhiễm trùng da.

Phòng ngừa viêm màng não do Meningococcus trong một vài trường hợp chống chỉ định với rifampicin.

Phòng ngừa nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai.

Hóa dự phòng viêm thấp khớp cấp tái phát ở người dị ứng với penicillin.

Liều lượng và cách dùng:

Spirastad được dùng bằng đường uống. Nên uống thuốc lúc bụng đói để đạt được hiệu quả tối đa.

Liều thường dùng ở người lớn: 6.000.000-9.000.000 IU/ngày chia làm 2-3 lần.

Trẻ em: 150.000-300.000 IU/kg/ngày chia làm 2-3 lần.

Phòng ngừa viêm màng não do Meningococcus:

Người lớn: 3.000.000 IU/12 giờ.

Trẻ em: 75.000 IU/kg/12 giờ trong 5 ngày.

Phòng ngừa nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai: 9.000.000 IU/ngày chia làm nhiều lần uống trong 3 tuần, cứ mỗi 2 tuần lại cho liều nhắc lại.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân quá mẫn đối với spiramycin, các macrolid khác (như erythromycin) hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng:

Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ liều dùng do bác sĩ kê đơn trong thời gian điều trị lâu dài. Sự biến mất của sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác không có nghĩa là nhiễm trùng đã được chữa khỏi hoàn toàn. Cảm giác mệt mỏi có thể xảy ra không phải do việc điều trị bằng thuốc kháng sinh mà có thể do chính tình trạng nhiễm trùng gây ra. Việc giảm liều hoặc ngưng điều trị sẽ không ngăn chặn được cảm giác mệt mỏi và kéo dài thời gian khỏi bệnh.

Viêm ruột kết do thuốc kháng sinh đã được báo cáo khi sử dụng spiramycin. Thấy trong trường hợp bội nhiễm. Hiếm gặp suy gan có hoặc không có vàng da ở nhóm macrolid, có thể kèm khó chịu, buồn nôn, nôn, cơn đau bụng và sốt; nên ngưng sử dụng thuốc nếu những điều này xảy ra. Macrolid có liên quan đến trường hợp kéo dài khoảng QT hiếm gặp và loạn nhịp thất, gồm xoắn đỉnh.

Tương tác thuốc:

Làm giảm sự hấp thu carpidopa và nồng độ levodopa.

Tăng nguy cơ loạn nhịp tâm thất khi dùng với astemizol, cisaprid và terfenadin.

Nguy cơ rối loạn trương lực khi dùng với fluphenazin.

Dùng đồng thời spiramycin với thuốc ngừa thai đường uống có thể làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai.

Phụ nữ có thai và cho con bú:

Phụ nữ có thai:

Có thể sử dụng spiramycin trong thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú:

Spiramycin qua sữa mẹ, nên tránh uống thuốc trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Tác dụng phụ:

Spiramycin hiếm khi gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.

Thường gặp:

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, khó tiêu.

Ít gặp:

Toàn thân: Mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, cảm giác đè ép ngực.

Dị cảm tạm thời, loạn cảm, lảo đảo, đau, cứng cơ và khớp nối, cảm giác nóng rát.

Tiêu hóa: Viêm kết tràng cấp.

Da: Ban da, ngoại ban, mày đay.

Hiếm gặp:

Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng dài ngày thuốc uống spiramycin.

Quá liều:

Chưa có kinh nghiệm cụ thể trong trường hợp quá liều spiramycin. Triệu chứng có thể gồm nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau bụng. Một số macrolid có liên quan đến chứng loạn nhịp tim. Nên điều trị nâng đỡ.