Poltraxon 1g IM/IV ceftriaxone 1g) Lốc/10 lọ
Thành phần của Poltraxon
Ceftriaxone.................1g
Quy cách đóng gói Poltraxon
Hộp 1 lọ, lốc/10 hộp
Xuất xứ Poltraxon
Ba Lan
Poltraxon 1g
Công dụng - Chỉ định:
Tác dụng và cơ chế tác dụng của thuốc poltraxon 1g:
- Ceftriaxon là một kháng sinh thuộc họ cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc bột pha tiêm.
- Cơ chế: ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Do đó có tác dụng diệt khuẩn
- Ceftriaxon không bị thủy phân bởi các men beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
- Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro và trong nhiễm khuẩn lâm sàng đối với các vi khuẩn dưới đây:
- Gram âm ưa khí: Acinetobacter calcoaceticus, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng kháng ampicilin) Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Serratia marcescens.
- Ceftriaxon cũng có tác dụng đối với nhiều chủng Pseudomonas aeruginosa.
- Ghi chú: nhiều chủng của các vi khuẩn nêu trên có tính đa kháng với nhiều kháng sinh khác như penicilin, cephalosporin và aminoglycosid nhưng nhạy cảm với ceftriaxon.
- Gram dương ưa khí: Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng sinh penicilinase), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus nhóm viridans.
- Ghi chú: Staphylococcus kháng methicilin cũng kháng với các cephalosporin bao gồm cả ceftriaxon. Ða số các chủng thuộc Streptococcus nhóm D và Enterococcus, thí dụ Enterococcus faccalis đều kháng với ceftriaxon.
- Kỵ khí: Bacteroides fragilis, Clostridium các loài, các loài Peptostreptococcus
- Ghi chú: Ða số các chủng C. difficile đều kháng với ceftriaxon. Ceftriaxon được chứng minh in vitro có tác dụng chống đa số các chủng của các vi khuẩn sau đây, nhưng ý nghĩa về mặt lâm sàng chưa biết rõ
Chỉ định:
- Thuốc được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng như:
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng, đặc biệt là viêm phổi, viêm tai giữa.
- Nhiễm khuẩn ổ bụng, xương khớp, da và mô liên kết.
- Viêm màng não, áp xe não, viêm màng trong tim.
- Nhiễm khuẩn thận, tiết niệu, sinh dục, bao gồm lậu cầu.
- Nhiễm khuẩn ở người suy giảm sức đề kháng.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Cách dùng - Liều dùng:
- Cách dùng: Pha dung dịch để tiêm tĩnh mạch chậm hoặc pha thành dịch truyền
- Tiêm tĩnh mạch chậm: hoà 1g với 10mL nước cất
- Truyền tĩnh mạch: hoà 2g trong 40mL dung dịch không chứa Canxi như NaCl 0.9% hay Dextrose 5%
- Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ, tùy mức độ nặng của bệnh và tùy vào từng đối tượng bệnh nhân
Liều dùng tham khảo:
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1-2g x 1 lần/ngày, trường hợp nặng có thể tăng đến 4g/lần/ngày.
- Trẻ < 12 tuổi: 20-80mg/kg x 1 lần/ngày.
- Viêm màng não có thể đến 100mg/kg/ngày, nhưng không quá 4g/ngày
Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc trên các đối tượng bệnh nhân sau:
- Dị ứng với ceftriaxon hay với bất của kháng sinh nào thuộc nhóm cephalosporin
- Dị ứng với penicillin vì nguy cơ dị ứng chéo giữa các nhóm kháng sinh (bị dị ứng với penicillin dễ bị ứng với cả cephalosporin)
- Phụ nữ có thai: Vì thuốc đi qua được hàng rào nhau thai
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng
Thận trọng:
- Thận trọng khi sử dụng cho cho tượng sau:
- Bà mẹ cho con bú vì thuốc có bài tiết vào sữa mẹ, tuy chỉ với nồng độ thấp nhưng mẹ nên thận trọng, nếu dùng thuốc thì nên tạm ngừng cho bé bú sữa.
- Chú ý điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận vì thuốc thải trừ qua gan và thận
- Chỉ sử dụng thuốc khi bị nhiễm khuẩn nặng, cần hạn chế sử dụng kháng sinh này nếu không thật cần thiết.
Tác dụng không mong muốn:
- Nói chung thuốc dung nạp tốt, một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc:
- Thường gặp, ADR >1/100:
- Tiêu hóa: Ỉa chảy.
- Da: Phản ứng da, ngứa, nổi ban.
- ít gặp, 1/100 > ADR >1/1000
- Toàn thân: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù.
- Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
- Da: Nổi mày đay.
- - Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Toàn thân: Ðau đầu, chóng mặt, phản vệ.
- Máu: Thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu.
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả.
- Da: Ban đỏ đa dạng.
- Tiết niệu – sinh dục: Tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.