EPIRUBICIN EBEWE 50MG/25ML H/1 LỌ

EPIRUBICIN EBEWE 50MG/25ML H/1 LỌ

Hãng sản xuất:
Novartis
Mã sản phẩm:
ZU591DC
Mô tả:
EPIRUBICIN EBEWE 50MG/25ML H/1 LỌ
Dạng bào chế:Dung dịch đậm đặc pha dung dịch tiêm truyền
Đóng gói:Hộp 1 lọ x 25ml
Thành phần:
Epirubicin hydroclorid 50mg/25 ml
Sản xuất: Ebewe Pharma G.m.b.H Nfg. Kg - ÁO
Epirubicin được sử dụng để điều trị: ung thư vú, ung thư buồng trứng tiến triển, ung thư dạ dày, ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Khi dùng đường bàng quang, epirubicin đã được chứng minh có lợi ích trong điều trị: Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp thể nhú ở bàng quang, ung thư biểu mô tại chỗ trong ung thư bàng quang, dự phòng tái phát ung thư bề mặt bàng quang sau khi phẫu thuật cắt qua niệu đạo.
Chỉ định chính:

Ung thư vú, u xương ác tính (sarcom xương) và u xương Ewing, u mô mềm, u khí phế quản, u lympho ác tính cả 2 dạng: Hodgkin và không Hodgkin, ung thư biểu mô tuyến giáp (carcinom tuyến giáp).

Ung thư đường tiết niệu và sinh dục: Ung thư tử cung, ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn. Khối u đặc của trẻ em: Sarcom cơ vân (Rhabdomyosarcom), u nguyên bào thần kinh, u Wilm, bệnh leucemi cấp.

-Chỉ định tương đối:

Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư đầu cổ, ung thư dạ dày.Có tác dụng tốt trên một số ung thư hiếm gặp như: Ða u tủy xương, u màng hoạt dịch, u quái và u nguyên bào võng mạc.
Giá:
695.000 VND
Số lượng

EPIRUBICIN EBEWE 50MG/25ML H/1 LỌ

Chỉ định chính:

Ung thư vú, u xương ác tính (sarcom xương) và u xương Ewing, u mô mềm, u khí phế quản, u lympho ác tính cả 2 dạng: Hodgkin và không Hodgkin, ung thư biểu mô tuyến giáp (carcinom tuyến giáp).

Ung thư đường tiết niệu và sinh dục: Ung thư tử cung, ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn. Khối u đặc của trẻ em: Sarcom cơ vân (Rhabdomyosarcom), u nguyên bào thần kinh, u Wilm, bệnh leucemi cấp.

-Chỉ định tương đối:

Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư đầu cổ, ung thư dạ dày.Có tác dụng tốt trên một số ung thư hiếm gặp như: Ða u tủy xương, u màng hoạt dịch, u quái và u nguyên bào võng mạc.

Liều lượng - Cách dùng

Liều lượng: 
 
Để có kết quả điều trị tốt nhất với ít tác dụng phụ nhất, liều epirubicin phải được căn cứ vào đáp ứng lâm sàng, tim mạch, gan, thận, huyết học cũng như dung nạp thuốc của bệnh nhân và vào hóa trị liệu, xạ trị đang được sử dụng.
 
* Dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch:
 
Nếu dùng epirubicin một mình thì liều thường dùng là 60 – 90 mg/m2 tiêm một lần, lặp lại sau 3 tuần; có thể chia liều này cho 2 – 3 ngày nếu cần. Để điều trị ung thư giai đoạn cuối, dùng 12,5 – 25 mg/m2, tuần 1 lần.
 
- Điều trị ung thư vú sau phẫu thuật có hạch nách: 
 
+ Liều ban đầu được khuyên dùng là 100 – 120 mg/m2 được tiêm vào ngày 1 của chu kỳ hoặc chia làm 2 liều đều nhau tiêm vào ngày 1 và ngày 8 của mỗi chu kỳ. Liều này được lặp lại cách nhau 3 – 4 tuần. Trong thử nghiệm lâm sàng phác đồ 1 (FEC-100), 100 mg/m2 epirubicin, 500 mg/m2 fluorouracil và 500 mg/m2 cyclophosphamid tất cả được truyền tĩnh mạch vào ngày 1, chu kỳ là 21 ngày và dùng trong 6 chu kỳ. Trong thử nghiệm phác đồ 2 (CEF-120), 60 mg/m2 epirubicin và 500 mg/m2 fluorouracil được truyền tĩnh mạch vào ngày 1 và ngày 8 của mỗi chu kỳ, kết hợp với uống 75 mg/m2 cyclophosphamid vào ngày 1 và ngày 14 của mỗi chu kỳ; chu kỳ dài 28 ngày, trị liệu kéo dài 6 chu kỳ. Trong thời gian điều trị có thể dùng đồng thời cotrimoxazol hoặc 1 fluoroquinolon để phòng nhiễm khuẩn.
+ Sau chu kỳ điều trị đầu tiên phải xem xét việc chỉnh liều dựa vào độc tính lên huyết học và ngoài huyết học. Nếu sau chu kỳ điều trị mà bệnh nhân có tiểu cầu giảm < 5,0 x 1010/lít (50 000/mm3), số lượng bạch cầu trung tính < 2,5 x 108/lít (250/mm3), có sốt giảm bạch cầu hoặc bị nhiễm độc độ 3 hoặc 4 thì liều của mỗi thuốc chống ung thư cho ngày 1 của chu kỳ tiếp theo chỉ là 75% liều của chu kỳ trước. Ngày 1 của chu kỳ tiếp theo phải hoãn lại cho đến khi số lượng tiểu cầu ít nhất cũng phải là 1,0 x 1011/lít (100 000/mm3), số lượng bạch cầu trung tính ít nhất là 1,5 x 109/lít (1 500/mm3) và nhiễm độc không phải huyết học máu giảm xuống độ 1 hoặc tốt hơn. Với bệnh nhân dùng phác đồ chia nhỏ 2 lần vào ngày 1 và ngày 8 của chu kỳ thì liều anthracyclin, fluorouracil và cyclophosphamid vào ngày 8 chỉ bằng 75% liều của ngày 1 nếu số lượng tiểu cầu là 7,5 x 1010/lít (75 000 – 100000/mm3), số lượng bạch cầu trung tính là 1,0 x 109/lít (1 000 – 1 499/mm3). Nếu số lượng tiểu cầu vào ngày 8 < 7,5 x 1010/lít (75 000/mm3) hoặc số lượng bạch cầu trung tính <1,0 x 109/lít (1000/mm3), hoặc bị nhiễm độc không phải huyết học độ 3 hoặc 4 thì không dùng các thuốc này vào ngày 8.
- Điều trị các khối u khác: epirubicin thường được sử dụng đơn liều và  kết hợp với hóa trị liệu khác với liều như sau:
Liều Epirubicin (mg/m2) (1)
Chỉ định Đơn liều Liệu pháp kết hợp (2)
Ung thư buồng trứng tiến triển 60 - 90 50 - 100
Ung thư dạ dày                         60 – 90 50
Ung thư phổi tế bào nhỏ                 120 120
(1): Liều tiêm vào ngày 1 của chu kì 21 ngày hoặc chia làm 3 liều vào ngày 1, ngày 2, ngày 3 của chu kì 21 ngày.
(2): Trong liệu pháp kết hợp với các thuốc gây độc tế bào khác, liều sử dụng epirubicin nên được giảm theo như trên.
 
* Đường dùng truyền vào bàng quang:
 
Điều trị ung thư bàng quang: Truyền nhỏ giọt thuốc vào bàng quang; mỗi tuần 50 mg trong 50 ml dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước cất để được dung dịch có nồng độ 0,1%, dùng trong 8 tuần. Nếu có dấu hiệu viêm bàng quang do hóa chất thì giảm liều mỗi tuần xuống còn 30 mg trong 50 ml. Với carcinom tại chỗ, nếu dung nạp được thì có thể tăng liều tới 80 mg trong 50 ml mỗi tuần. Để tránh tái phát ở bệnh nhân đã cắt bỏ khối u qua niệu đạo dùng liều 50 mg/tuần trong 4 tuần; sau đó 50 mg mỗi tháng 1 lần trong 11 tháng. Phải giữ các dung dịch ở trong bàng quang 1 giờ sau khi được bơm vào.
Kết hợp xạ trị với epirubicin làm tăng độc tính lên tế bào; bởi vậy thường không kết hợp xạ trị với các thuốc chống ung thư. Xạ trị được hoãn lại khi hóa trị đã chấm dứt để tránh độc tính chồng lên nhau. Epirubicin làm tăng độc tính của tia xạ lên tế bào. Dùng epirubicin sau xạ trị có thể gây đáp ứng viêm nhắc lại ở chỗ bị chiếu xạ.
 
* Trường hợp đặc biệt:
 
- Suy tủy (do điều trị mạnh hoặc có từ trước, hoặc ung thư tủy thể thâm nhiễm): Giảm liều epirubicin chu kỳ ban đầu còn 75 – 90 mg/m2.
- Suy gan: Phải giảm liều. Trong thử nghiệm lâm sàng, nồng độ bilirubin huyết thanh 1,2 – 3 mg/100 ml, hoặc nồng độ AST gấp 2 – 4 lần giới hạn trên của bình thường: giảm 50% liều epirubicin ban đầu được khuyến cáo. Nếu bilirubin > 3 mg/100 ml hoặc nồng độ AST gấp 4 lần giới hạn trên của bình thường: dùng 25% liều ban đầu. Nếu suy gan nặng: không dùng epirubicin.
- Suy thận nặng (nồng độ creatinin huyết thanh > 5 mg/100 ml): Có thể phải giảm liều. Chưa có số liệu nghiên cứu trên người đang được thẩm phân.
 
Cách dùng:  
 
- Epirubicin chỉ được dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường truyền bàng quang. Không được tiêm bắp thịt hoặc dưới da vì kích ứng mô rất mạnh.
- Hướng dẫn sử dụng an toàn và xử lý loại bỏ:
+ Chỉ có những người đã được huấn luyện mới được phép pha dịch truyền và phải tiến hành trong điều kiện vô khuẩn.
+ Việc pha dịch truyền phải được tiến hành trong khu vực vô khuẩn riêng (tốt nhất là nơi có hệ thống dẫn lưu khí kiểu phiến). Đồng thời, bề mặt làm việc nên được bảo vệ bằng giấy thấm dùng một lần, nhựa dùng một lần.
+ Các nhân viên thao tác với epirubicin phải có những phương tiện bảo vệ: kính bảo hộ, áo choàng, găng tay và khẩu trang.
+ Cần thận trọng để tránh thuốc vô tình tiếp xúc với mắt. Trong trường hợp tiếp xúc với mắt, rửa với một lượng lớn nước và/hoặc dung dịch natri clorid 0,9%. Sau đó đưa đến bác sĩ để đánh giá y khoa.
+ Trong trường hợp tiếp xúc với da, phải rửa thật kĩ vùng da bị tiếp xúc đó với xà phòng và nước hoặc dung dịch natri bicarbonat. Tuy nhiên, cần tránh cọ rửa chỗ da đó bằng bàn chải. Luôn luôn rửa tay sau khi tháo găng tay.
+ Nếu đánh đổ thuốc hoặc rò rỉ thuốc ra ngoài, phải xử lý bằng dung dịch natri hypoclorid pha loãng (chứa 1% clor tự do), tốt nhất là ngâm trong dung dịch này trước, sau đó rửa lại bằng nước. Tất cả các vật liệu lau chùi nên được xử lý như mô tả bên dưới.
+ Nhân viên mang thai không được làm việc với các thuốc gây độc tế bào.
+ Cần thận trọng khi xử lý các vật dụng (như ống tiêm, kim tiêm,…) được sử dụng để hoàn nguyên và/hoặc pha loãng thuốc. Bất kỳ phần thuốc không sử dụng hoặc vật dụng loại bỏ nên được xử lý theo quy định tại bệnh viện.
- Trước khi dùng phải kiểm tra các dung dịch epirubicin để tiêm xem có vẫn đục hay thay đổi màu sắc không. Không nên tiêm trực tiếp thuốc vào tĩnh mạch mà phải truyền vào tĩnh mạch với dung dịch thuốc đã pha loãng trong dung dịch NaCl 0,9% hoặc dextrose 5%, thời gian tiêm là từ 3 đến 5 phút. Nếu truyền tĩnh mạch thì thời gian truyền có thể tới 30 phút. Để tránh thuốc thoát mạch, dung dịch thuốc nên được đưa vào đường truyền tĩnh mạch đang chảy của dung dịch NaCl 0,9% để tiêm sau khi kim truyền đã được đặt đúng vào trong tĩnh mạch. Tránh dùng các tĩnh mạch ở trên khớp hoặc tĩnh mạch ở xa. Tránh tiêm vào các tĩnh mạch nhỏ hoặc tiêm nhiều lần vào cùng một tĩnh mạch vì tĩnh mạch dễ bị xơ cứng. Phải hết sức tránh, không được để thuốc thoát khỏi mạch. Tốc độ truyền phụ thuộc vào thể tích dịch truyền và liều, thường là khoảng 3 – 20 phút. Nếu thấy nổi ban đỏ dọc theo tĩnh mạch được truyền hoặc cơn bốc hỏa ở mặt thì có thể là do truyền quá nhanh và sau đó có thể bị viêm tĩnh mạch tại chỗ hoặc viêm tắc tĩnh mạch. Thuốc có thể thoát mạch mà không có triệu chứng đau rát, thậm chí ngay cả khi hút máu qua kim truyền vẫn thấy máu trở về bình thường. Nếu thấy có bất kì dấu hiệu nào là thuốc thoát mạch thì phải ngừng ngay và tìm chỗ khác để truyền. Epirubicin dễ gây nôn; có thể cho thuốc chống nôn trước khi dùng.
- Với nồng độ dùng trong điều trị, epirubicin không bị ánh sáng phân hủy đáng kể; do đó không cần thiết phải đặc biệt tránh ánh sáng trong khi dùng. Tuy nhiên, ở nồng độ thấp (dưới 500 microgam/ml) thì thuốc bị ánh sáng phân hủy nhiều.
- Khi sử dụng, có thể pha loãng chế phẩm (trong dãy nồng độ 0,5mg/ml – 2mg/ml) bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc dung dịch dextrose 5% rồi sử dụng theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị nhiễm vi sinh vật, thuốc cần phải được dùng ngay sau khi pha. Nếu chưa dùng ngay, phải bảo quản dung dịch sau pha ở nhiệt độ 2 – 8 0C trong thời gian không quá 12 giờ.

Chống chỉ định:

- Người quá mẫn với epirubicin, với các anthracyclin, các anthracenedion hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân cho con bú.
- Người bệnh có số lượng bạch cầu trung tính dưới 1,5 x 109/lít (1500/mm3).
- Sử dụng đường tĩnh mạch:
+ Suy tủy kéo dài.
+ Suy gan nặng.
+ Suy cơ tim nặng.
+ Nhồi máu cơ tim gần đây.
+ Loạn nhịp tim nặng.
+ Điều trị trước đó với liều tích lũy tối đa của epirubicin và/hoặc các anthracyclin và anthracenedion khác.
+ Bệnh nhân bị nhiễm trùng toàn thân cấp tính.
+ Đau thắt ngực thể không ổn định.
+ Bệnh cơ tim.
+ Bệnh tim do viêm cấp tính.
- Sử dụng đường bàng quang:
+ Nhiễm trùng được tiết niệu.
+ Khối u xâm lấn xâm nhập vào bàng quang.
+ Các vấn đề liên quan thông đường tiểu.
+ Viêm bàng quang.
+ Tiểu ra máu.
+ Bàng quang bị co nhỏ.
+ Thể tích nước tiểu còn lại trong bàng quang lớn.

Chú ý đề phòng:

- Chung:
+ Epirubicin phải được các thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm chỉ định và giám sát điều trị.
+ Trước khi bắt đầu điều trị với epirubicin, bệnh nhân cần hồi phục các độc tính cấp (như viêm miệng, viêm niêm mạc, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và nhiễm khuẩn) do việc điều trị gây độc tế bào trước đó.
+ Trong khi điều trị với liều cao epirubicin hydroclorid ( ≥ 90 mg/m2 mỗi 3 – 4 tuần) gây ra các tác dụng phụ tương tự như khi dùng liều thông thường (< 90 mg/m2 mỗi 3 – 4 tuần) thì mức độ nghiêm trọng của việc giảm bạch cầu trung tính và viêm miệng/viêm niêm mạc có thể tăng lên. Điều trị với liều cao epirubicin cần theo dõi đặc biệt với các biến chứng lâm sàng có thể xảy ra do suy tủy nghiêm trọng.
- Chức năng tim: các độc tính tim là nguy cơ khi điều trị với anthracyclin, có thể biểu hiện sớm (cấp tính) hoặc muộn (chậm xuất hiện).
+ Các biến cố sớm (cấp tính): chủ yếu là nhịp nhanh xoang và/hoặc các bất thường điện tâm đồ như thay đổi sóng ST-T không đặc hiệu. Nhịp tim nhanh bao gồm ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, nhịp tim chậm cũng như block nhánh và nhĩ thất đã được báo cáo. Những triệu chứng này thường không dự đoán được tiến triển tiếp theo của độc tính tim muộn; hiếm khi quan trọng về mặt lâm sàng và thông thường là thoáng qua, có thể hồi phục; không cần ngừng điều trị với epirubicin.
+ Các biến cố muộn (chậm xuất hiện):
++ Độc tính tim thường xuất hiện muộn trong quá trình điều trị hoặc trong vòng 2 – 3 tháng sau khi kết thúc điều trị. Một số biến cố xuất hiện chậm hơn (vài tháng tới vài năm) đã được báo cáo. Bệnh cơ tim muộn với biểu hiện như: giảm phân suất tống máu thất trái và/hoặc các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim sung huyết như: nhịp tim nhanh, khó thở, phù phổi, phù do tư thế, tim to, gan to, thiểu niệu, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi, nhịp gallop. Suy tim sung huyết gây nguy hiểm tính mạng là dạng bệnh cơ tim nghiêm trọng nhất do sử dụng anthracyclin và tiêu biểu cho độc tính giới hạn liều tích lũy của thuốc.
++ Nguy cơ tiến triển của suy tim sung huyết tăng nhanh với sự gia tăng tổng liều tích lũy của epirubicin vượt quá 900 mg/m2. Liều tích lũy này chỉ nên được vượt quá khi có sự thận trọng tuyệt đối.
+ Theo dõi chức năng tim:
++ Chức năng tim cần được đánh giá trước khi bệnh nhân được điều trị với epirubicin và phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị để giảm nguy cơ xảy ra suy tim nặng.
++ Nguy cơ này có thể giảm khi theo dõi thường xuyên phân suất tống máu thất trái trong quá trình điều trị, ngừng sử dụng epirubicin khi có dấu hiệu đầu tiên của suy tim. Các phương pháp định lượng thích hợp để đánh giá chức năng tim (đánh giá LVFE) là chụp mạch xạ hình kiểu nhiều cổng (MUGA) và siêu âm tim (ECHO). Khuyến cáo đánh giá ban đầu chức năng tim bằng điện tâm đồ và MUGA hoặc ECHO, nhất là ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ nhiễm độc tim. Cần đánh giá lại LVEF bằng MUGA hoặc ECHO, đặc biệt khi dùng dẫn chất anthracyclin liều cao, tích lũy. Phương pháp sử dụng để đánh giá chức năng tim phải đồng nhất trong suốt quá trình theo dõi.
++ Do nguy cơ gây bệnh cơ tim, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng epirubicin với liều cao hơn liều tích lũy là 900 mg/m2.
++ Bệnh cơ tim được gây ra bởi dẫn chất anthracyclin có liên quan tới sự giảm liên tục điện áp QRS, kéo dài khoảng thời gian tâm thu (PEP) vượt quá giới hạn bình thường và giảm phân suất tống máu (LVEF). Sự thay đổi điện tâm đồ có thể là dấu hiệu của bệnh cơ tim gây ra bởi dẫn chất anthracyclin, nhưng điện tâm đồ không phải là phương pháp đặc hiệu đối với nhiễm độc tim do dẫn chất anthracyclin.
++ Các yếu tố nguy cơ gây độc tim bao gồm bệnh tim mạch thể hoạt động hoặc tiềm tàng, sử dụng xạ trị trước đó hoặc xạ trị đồng thời tại khu vực trung thất/màng ngoài tim, sử dụng các dẫn chất anthracyclin hoặc anthracenedion trước đó và dùng đồng thời với các thuốc khác có khả năng ức chế co bóp cơ tim hoặc gây độc tim, đặc biệt với những thuốc có thời gian bán thải dài (như trastuzumab), tăng nguy cơ ở người cao tuổi.
++ Phải giám sát chặt chẽ chức năng tim ở những bệnh nhân sử dụng liều tích lũy cao và bệnh nhân có yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm độc tim do sử dụng epirubicin có thể xảy ra khi sử dụng liều tích lũy thấp hơn cho dù bệnh nhân có yếu tố nguy cơ hay không.
++ Độc tính của epirubicin và các dẫn chất anthracyclin hoặc anthracenedion khác có tính chất hiệp đồng.
+ Độc tính tim kết hợp với trastuzumab:
++ Suy tim đã được quan sát ở những bệnh nhân điều trị đơn trị liệu với trastuzumab hoặc kết hợp với dẫn chất anthracyclin như epirubicin. Suy tim có thể trung bình đến nặng và có thể dẫn đến tử vong.
++ Trastuzumab và các dẫn chất anthracyclin (như epirubicin) không nên phối hợp trừ khi có thể theo dõi chặt chẽ tình trạng lâm sàng và chức năng tim. Bệnh nhân đã được điều trị với dẫn chất anthracyclin trước đó cũng có nguy cơ bị nhiễm độc tim khi điều trị với trastuzumab, mặc dù nguy cơ này là thấp hơn so với việc điều trị đồng thời trastuzumab và dẫn chất anthracyclin.
++ Thời gian bán thải của trastuzumab khoảng 28 – 38 ngày nên trastuzumab có thể tồn tại trong vòng tuần hoàn tới 27 tuần sau khi ngưng điều trị. Bệnh nhân điều trị với dẫn chất anthracyclin (như epirubicin) sau khi ngưng sử dụng trastuzumab có thể tăng nguy cơ độc tính tim. Nếu có thể, cần tránh sử dụng các dẫn chất anthracyclin trong vòng 27 tuần sau khi ngừng điều trị với trastuzumab. Nếu phải sử dụng các dẫn chất anthracyclin trước thời điểm này, cần theo dõi chặt chẽ chức năng tim của bệnh nhân.
++ Nếu suy tim có triệu chứng tiến triển trong quá trình điều trị với trastuzumab sau khi điều trị với epirubicin, bệnh nhân cần được chỉ định phù hợp để điều trị suy tim.
- Độc tính huyết học: giống như các thuốc gây độc tế bào khác, epirubicin có thể gây suy tủy. Cần kiểm tra các thông số huyết học trước và trong mỗi chu kì điều trị bằng epirubicin, bao gồm cả các loại bạch cầu biệt hóa. Giảm bạch cầu và/hoặc giảm bạch cầu hạt (giảm bạch cầu trung tính) phụ thuộc liều dùng và có thể hồi phục là biểu hiện chính của tình trạng nhiễm độc huyết học do epirubicin và là độc tính cấp tính hay gặp nhất hạn chế liều dùng khi sử dụng thuốc này. Giảm bạch cầu và giảm bạch cầu trung tính thường nặng hơn khi sử dụng phát đồ liều cao và giảm thấp nhất vào ngày thứ 10 và 14 sau khi dùng thuốc. Tình trạng này thường thoáng qua, sau đó số lượng bạch cầu/bạch cầu trung tính trở về mức bình thường vào ngày 21 ở hầu hết các bệnh nhân. Giảm tiều cầu và thiếu máu cũng có thể xảy ra. Hậu quả lâm sàng của tình trạng suy tủy nặng trên bao gồm: sốt, nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, shock nhiễm khuẩn, xuất huyết, thiếu oxy mô hoặc tử vong.
- Bệnh bạch cầu thứ phát:
+ Bệnh bạch cầu thứ phát có hoặc không có giai đoạn tiền bệnh bạch cầu đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị bằng các dẫn chất anthracyclin kể cả epirubicin. Bệnh bạch cầu thứ phát thường gặp hơn khi sử dụng phối hợp với các thuốc chống ung thư gây phá hủy AND, phối hợp với xạ trị, khi bệnh nhân đã được điều trị bằng liều cao các thuốc gây độc tế bào hoặc khi liều anthracyclin tăng nhanh. Bệnh bạch cầu có thể giai đoạn tiềm ẩn từ 1 đến 3 năm.
+ Epirubicin có thể gây đột biến, bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể và ung thư ở động vật.
- Tiêu hóa: Epirubicin có tác dụng gây nôn. Thuốc chống nôn có thể giảm nôn và buồn nôn. Nên xem xét sử dụng dự phòng thuốc chống nôn trước khi điều trị với epirubicin. Viêm niêm mạc/viêm miệng thường xuất hiện sớm sau khi sử dụng thuốc và nếu tình trạng này nghiêm trọng, có thể tiến triển thành loét niêm mạc trong vài ngày. Hầu hết bệnh nhân hồi phục vào tuần thứ 3 của đợt điều trị.
- Chức năng gan: Đường thải trừ chính của epirubicin là qua hệ gan mật. Cần đánh giá nồng độ trong huyết thanh của bilirubin toàn phần, AST trước và trong quá trình điều trị với epirubicin. Bệnh nhân bị tăng bilirubin toàn phần hoặc AST có thể có tốc độ thải trừ thuốc chậm hơn, kèm theo tăng nguy cơ nhiễm độc. Khuyến cáo sử dụng liều thấp cho những bệnh nhân này. Bệnh nhân suy gan nặng không nên dùng epirubicin.
- Chức năng thận:
+ Cần kiểm tra nồng độ creatinin huyết thanh trước và trong khi dùng thuốc. Cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh > 5 mg/dL.
+ Chưa nghiên cứu ở bệnh nhân đang thẩm tách máu.
- Các phản ứng tại vị trí truyền: Xơ cứng tĩnh mạch có thể xảy ra khi truyền vào tĩnh mạch nhỏ hoặc truyền nhiều lần vào một tĩnh mạch. Tuân thủ khuyến cáo về cách dùng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ viêm tĩnh mạch/viêm tĩnh mạch huyết khối tại vị trí truyền.
- Thoát mạch: Việc thoát mạch dung dịch epirubicin sau khi truyền có thể gây đau tại chỗ, tổn thương mô nặng (rộp da, viêm mô tế bào nặng) và hoại tử. Nếu các dấu hiệu hoặc triệu chứng thoát mạch xảy ra trong quá trình truyền epirubicin, cần ngừng truyền ngay lập tức. Các tác dụng phụ của thoát mạch có thể được ngăn chặn hoặc giảm bằng các điều trị đặc hiệu ngay lập tức (như sử dụng dexrazoxan). Tình trạng đau của bệnh nhân có thể giảm nhẹ bằng cách làm mát vùng da bị thoát dịch và giữ mát, sử dụng acid hyaluronic và DMSO. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong giai đoạn sau do có nguy cơ xuất hiện hoại tử sau vài tuần. Có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử.
- Tình trạng khác: tương tự các thuốc gây độc tế bào khác, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc huyết khối, kể cả thuyên tắc phổi (một số trường hợp tử vong) đã được ghi nhận khi sử dụng epirubicin.
- Hội chứng ly giải khối u: epirubicin có thể gây tăng acid uric trong máu do làm dị hóa mạnh purin đồng thời làm ly giải các tế bào ung thư nhanh chóng (hội chứng ly giải khối u). Các bất thường chuyển hóa khác cũng có thể xảy ra. Mặc dù không phải là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú, cần xem xét khả năng xảy ra hội chứng ly giải khối u ở bệnh nhân nhạy cảm và cần kiểm tra nồng độ acid uric, kali, canxi phosphat và creatinin trong máu sau khi bắt đầu điều trị. Bổ sung nước, kiềm hóa nước tiểu và dự phòng bằng allopurinol có thể giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng của hội chứng ly giải khối u.
- Sử dụng đồng thời với cimetidin: Cimetidin tăng AUC của epirubicin lên tới 50%. Ngưng sử dụng cimetidin trong khi điều trị với epirubicin.
- Tác dụng ức chế miễn dịch/Tăng nhiễm khuẩn: Sử dụng các chế phẩm vắc xin chứa vi khuẩn sống hoặc bị giảm hoạt lực cần tránh cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do các thuốc hóa trị như epirubicin do có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nặng, thậm chí tử vong. Các chế phẩm vắc xin chứa vi khuẩn bị giết hoặc bất hoạt có thể sử dụng cho các bệnh nhân điều trị với epirubicin, tuy nhiên, các phản ứng với các vắc xin này có thể bị giảm.
- Hệ sinh sản: Epirubicin có thể gây độc trên gen. Nam giới và nữ giới đang điều trị bằng epirubicin nên áp dụng các biện pháp tránh thai thích hợp. Nếu có thể, bệnh nhân mong muốn có con sau khi kết thúc điều trị bằng epirubicin cần được tư vấn về di truyền. Epirubicin có thể làm tổn thương mô tinh hoàn và tinh trùng. Tổn thương AND của tinh trùng có thể gây ra sự lo ngại về việc mất khả năng sinh sản và bất thường di truyền ở bào thai. Khoảng thời gian của tác động này chưa rõ.
- Cảnh báo bổ sung và biện pháp phòng ngừa cho các đường dùng khác: Dùng đường truyền thuốc vào bàng quang: có thể gây ra các triệu chứng viêm bàng quang (như tiểu khó, đa niệu, tiểu đêm, tiểu đau, tiểu ra máu, khó chịu bàng quang, hoại tử thành bàng quang) và co thắt bàng quang. Cần chú ý đặc biệt với trường hợp đặt ống thông tiều (như tắc niệu đạo do khối u bàng quang lớn).