Imurel 50mg (Azathioprin 50mg) H/100 viên
Hãng sản xuất:
Ipsen Pharma
Mã sản phẩm:
M3900
Mô tả:
Imurel 50mg
Thành phần: Azathioprin 50mg
Xuất xứ: Aspen Pháp
Chỉ định :
Để phòng ngừa sự thải bỏ mô ghép ở người được ghép; bệnh viêm khớp dạng thấp (Mục 2.4); bệnh viêm ruột, ung thư
Thành phần: Azathioprin 50mg
Xuất xứ: Aspen Pháp
Chỉ định :
Để phòng ngừa sự thải bỏ mô ghép ở người được ghép; bệnh viêm khớp dạng thấp (Mục 2.4); bệnh viêm ruột, ung thư
Giá:
1.800.000 VND
Số lượng
Imurel 50mg
Chỉ định:
Azathioprin được dùng làm chất chống chuyển hóa ức chế miễn dịch, dùng đơn độc, hoặc thường phối hợp với các thuốc khác (thường là corticosteroid). Tác dụng điều trị chỉ thấy rõ sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Vì vậy cần phối hợp để giảm liều của mỗi thuốc và do đó giảm độc tính.
Azathioprin phối hợp với corticosteroid hoặc các phương pháp và các thuốc ức chế miễn dịch khác cho người bệnh nhận cơ quan ghép.
Azathioprin dùng riêng rẽ hoặc thường phối hợp với corticosteroid và các phương pháp khác cho các bệnh sau: Viêm khớp dạng thấp nặng, luput ban đỏ lan tỏa, viêm da cơ, viêm đa cơ, viêm gan mạn hoạt động tự miễn, bệnh pemphigut thông thường (pemphigus vulgaris), viêm nút quanh động mạch, thiếu máu tiêu huyết tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. Ðối với viêm khớp dạng thấp tiến triển, methotrexat thường cho kết quả tốt hơn nếu xét về hiệu quả/độc tính.
Liều lượng - Cách dùng
Ghép thận:
Liều tối thiểu phòng ngừa đào thải thận ghép thay đổi tùy theo từng người, cần điều chỉnh cẩn thận. Liều ban đầu thường 3 – 5mg/kg, dùng 1 lần trong ngày, bắt đầu từ ngày ghép, và trong một số ít trường hợp dùng 1 đến 3 ngày trước khi ghép. Azathioprin lúc đầu thường tiêm tĩnh mạch dạng muối natri, sau đó dùng viên (với cùng liều) sau khi mổ ghép thận. Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng cho người bệnh không dung nạp thuốc uống. Liều duy trì thường giảm còn 1 – 3mg/kg/ngày. Không tăng liều azathioprin đến liều độc dù thận ghép bị đe dọa đào thải. Khi thấy độc tính trên máu hoặc độc tính khác nghiêm trọng, cần ngừng thuốc, thậm chí việc ngừng thuốc sẽ dẫn đến thận ghép bị đào thải.
Viêm khớp dạng thấp:
Azathioprin thường dùng hàng ngày. Liều ban đầu mỗi ngày khoảng 1mg/kg uống 1 lần hoặc chia 2 lần trong ngày. Sau 6 – 8 tuần, có thể tăng liều và cứ 4 tuần lại tăng 1 lần, nếu chưa thấy có biểu hiện độc nặng và chưa đạt yêu cầu điều trị. Mức độ tăng liều mỗi lần là 0,5mg/kg/ngày, cho đến liều tối đa 2,5mg/kg/ngày. Ðáp ứng điều trị thường sau 6 – 8 tuần, một liệu trình thoả đáng tối thiểu là 12 tuần. Sau 12 tuần nếu không đỡ, coi là kháng thuốc.
Ðiều trị duy trì nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Cách 4 tuần giảm liều 1 lần, mỗi ngày giảm 0,5mg/kg hoặc khoảng 25mg/ngày, trong khi các trị liệu khác vẫn giữ nguyên. Thời gian tối ưu duy trì azathioprin chưa được xác định. Có thể ngừng đột ngột azathioprin nhưng tác dụng có thể vẫn còn kéo dài.
Dùng cho người suy thận:
Người bệnh đái ít, đặc biệt người bị hoại tử ống thận, độ thanh thải của azathioprin và các chất chuyển hóa sẽ kéo dài, cần phải giảm liều.
Nếu quên uống
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Chế độ ăn uống
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
Chống chỉ định:
Không nên dùng azathioprin cho người bệnh mẫn cảm với thuốc. Không dùng cho người mang thai. Người viêm khớp dạng thấp đang điều trị với các thuốc alkyl hóa (cyclophosphamid, clorambucil, melphalan v.v..), không được dùng cùng với azathioprin vì nguy cơ sinh ung thư và nhiễm khuẩn.
Tương tác thuốc:
Cũng như với 6 – mercaptopurin, alopurinol phối hợp với azathioprin có thể làm tăng độc tính, do alopurinol ức chế xanthin oxida se là enzym tối quan trọng trong dị hóa nhiều purin, kể cả 6 – mercaptopurin. Nói chung, tốt nhất là tránh dùng 2 loại thuốc này với nhau. Khi buộc phải dùng phối hợp nên giảm liều azathioprin 25 – 33% so với liều azathioprin thường dùng đơn độc.
Các thuốc ảnh hưởng đến tạo bạch cầu, kể cả co – trimoxazol, có thể làm giảm bạch cầu mạnh, đặc biệt ở người ghép thận.
Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin để chữa tăng huyết áp cho người đang dùng azathioprin sẽ gây giảm bạch cầu nặng.
Azathioprin có thể ức chế tác dụng chống đông của warfarin.
Tương kỵ:Azathioprin ổn định trong dung dịch trung tính hoặc có pH acid, nhưng thủy phân thành mercaptopurin sẽ xảy ra nếu dư thừa natri hydroxyd (0,1N) đặc biệt khi nóng.Sự chuyển thành mercaptopurin cũng xảy ra khi có các hợp chất sulfhydryl như cystein, glutathion và hydrogen sulfid.
Các thuốc ảnh hưởng đến tạo bạch cầu, kể cả co – trimoxazol, có thể làm giảm bạch cầu mạnh, đặc biệt ở người ghép thận.
Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin để chữa tăng huyết áp cho người đang dùng azathioprin sẽ gây giảm bạch cầu nặng.
Azathioprin có thể ức chế tác dụng chống đông của warfarin.
Tương kỵ:Azathioprin ổn định trong dung dịch trung tính hoặc có pH acid, nhưng thủy phân thành mercaptopurin sẽ xảy ra nếu dư thừa natri hydroxyd (0,1N) đặc biệt khi nóng.Sự chuyển thành mercaptopurin cũng xảy ra khi có các hợp chất sulfhydryl như cystein, glutathion và hydrogen sulfid.
Tác dụng phụ:
Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tác dụng độc chủ yếu của azathioprin là trên máu và hệ tiêu hóa. Nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát và ung thư cũng đáng kể. Tần số và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ thuộc vào liều và thời gian dùng azathioprin, và phụ thuộc vào bệnh cơ bản của người bệnh hoặc liệu pháp phối hợp. Tỉ lệ độc tính trên máu và ung thư ở nhóm người ghép thận cao hơn đáng kể so với ở người điều trị viêm khớp dạng thấp.
Thường gặp, ADR > 1/100:
Máu: Giảm bạch cầu trong máu biểu hiện như sau: Ghép thận: trên 50% (mọi mức độ) và 16% (dưới 2500/mm3). Viêm khớp dạng thấp: 28% (mọi mức độ) và 5,3% (dưới 2500/mm3), ngoài ra còn giảm tiểu cầu.
Nhiễm khuẩn thứ phát: 20% (ghép thận đồng loại), dưới 1% viêm khớp dạng thấp.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Toàn thân: Sốt, chán ăn.
Tiêu hóa: Viêm tụy, buồn nôn, nôn.
Da: Rụng tóc, phản ứng da.
Gan: Tổn thương chức năng gan, ứ mật.
Cơ xương: Ðau cơ, đau khớp.
Tác dụng khác: Nhiễm nặng (nấm, virus, vi khuẩn, sinh vật đơn bào), nguy cơ u lympho bào sau ghép, đột biến gen.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Tuần hoàn: Loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
Tiêu hóa: Thủng ruột, xuất huyết ruột.
Hô hấp: Viêm phổi kẽ.
Máu: Thiếu máu đại hồng cầu, xuất huyết, ức chế tủy xương nặng.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Người bệnh khi bắt đầu dùng azathioprin cần phải xác định công thức máu định kỳ trong khi dùng thuốc và phải báo cáo thầy thuốc nếu có xuất huyết hoặc thâm tím bất thường. Người bệnh phải được thông báo về nguy cơ nhiễm khuẩn khi dùng azathioprin và báo cáo thầy thuốc nếu có các dấu hiệu nhiễm khuẩn. Cần hướng dẫn cẩn thận cho người bệnh, đặc biệt khi dùng azathioprin cho người có tổn thương chức năng thận hoặc dùng phối hợp với alopurinol.
Ðộc tính trên máu liên quan đến liều dùng và có thể nặng hơn ở người bệnh ghép thận đồng loại đang trải qua giai đoạn đào thải. Người bệnh đang dùng azathioprin phải xác định công thức máu đầy đủ, kể cả tiểu cầu, hàng tuần trong tháng đầu, mỗi tháng 2 lần vào tháng thứ hai và thứ ba, rồi hàng tháng, nếu cần thay đổi liều dùng hoặc thay đổi phác đồ điều trị. Có thể xảy ra ức chế tạo máu chậm. Cần giảm liều ngay hoặc ngừng thuốc tạm thời nếu bạch cầu giảm nhanh hoặc giảm ít nhưng kéo dài, hoặc có bằng chứng bị ức chế tủy xương. Bạch cầu giảm không tương quan với tác dụng điều trị; do đó không được tăng liều với ý định để làm giảm số lượng bạch cầu.
Nhiễm khuẩn nghiêm trọng là một nguy cơ thường xuyên ở người bệnh dùng lâu thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt đối với người thận ghép.
Nhiễm nấm, virus, nhiễm khuẩn và sinh vật đơn bào có thể gây chết và cần xử lý tích cực, cần cân nhắc giảm liều azathioprin, hoặc dùng thuốc điều trị thích hợp khác.
Tác dụng độc chủ yếu của azathioprin là trên máu và hệ tiêu hóa. Nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát và ung thư cũng đáng kể. Tần số và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ thuộc vào liều và thời gian dùng azathioprin, và phụ thuộc vào bệnh cơ bản của người bệnh hoặc liệu pháp phối hợp. Tỉ lệ độc tính trên máu và ung thư ở nhóm người ghép thận cao hơn đáng kể so với ở người điều trị viêm khớp dạng thấp.
Thường gặp, ADR > 1/100:
Máu: Giảm bạch cầu trong máu biểu hiện như sau: Ghép thận: trên 50% (mọi mức độ) và 16% (dưới 2500/mm3). Viêm khớp dạng thấp: 28% (mọi mức độ) và 5,3% (dưới 2500/mm3), ngoài ra còn giảm tiểu cầu.
Nhiễm khuẩn thứ phát: 20% (ghép thận đồng loại), dưới 1% viêm khớp dạng thấp.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Toàn thân: Sốt, chán ăn.
Tiêu hóa: Viêm tụy, buồn nôn, nôn.
Da: Rụng tóc, phản ứng da.
Gan: Tổn thương chức năng gan, ứ mật.
Cơ xương: Ðau cơ, đau khớp.
Tác dụng khác: Nhiễm nặng (nấm, virus, vi khuẩn, sinh vật đơn bào), nguy cơ u lympho bào sau ghép, đột biến gen.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Tuần hoàn: Loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
Tiêu hóa: Thủng ruột, xuất huyết ruột.
Hô hấp: Viêm phổi kẽ.
Máu: Thiếu máu đại hồng cầu, xuất huyết, ức chế tủy xương nặng.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Người bệnh khi bắt đầu dùng azathioprin cần phải xác định công thức máu định kỳ trong khi dùng thuốc và phải báo cáo thầy thuốc nếu có xuất huyết hoặc thâm tím bất thường. Người bệnh phải được thông báo về nguy cơ nhiễm khuẩn khi dùng azathioprin và báo cáo thầy thuốc nếu có các dấu hiệu nhiễm khuẩn. Cần hướng dẫn cẩn thận cho người bệnh, đặc biệt khi dùng azathioprin cho người có tổn thương chức năng thận hoặc dùng phối hợp với alopurinol.
Ðộc tính trên máu liên quan đến liều dùng và có thể nặng hơn ở người bệnh ghép thận đồng loại đang trải qua giai đoạn đào thải. Người bệnh đang dùng azathioprin phải xác định công thức máu đầy đủ, kể cả tiểu cầu, hàng tuần trong tháng đầu, mỗi tháng 2 lần vào tháng thứ hai và thứ ba, rồi hàng tháng, nếu cần thay đổi liều dùng hoặc thay đổi phác đồ điều trị. Có thể xảy ra ức chế tạo máu chậm. Cần giảm liều ngay hoặc ngừng thuốc tạm thời nếu bạch cầu giảm nhanh hoặc giảm ít nhưng kéo dài, hoặc có bằng chứng bị ức chế tủy xương. Bạch cầu giảm không tương quan với tác dụng điều trị; do đó không được tăng liều với ý định để làm giảm số lượng bạch cầu.
Nhiễm khuẩn nghiêm trọng là một nguy cơ thường xuyên ở người bệnh dùng lâu thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt đối với người thận ghép.
Nhiễm nấm, virus, nhiễm khuẩn và sinh vật đơn bào có thể gây chết và cần xử lý tích cực, cần cân nhắc giảm liều azathioprin, hoặc dùng thuốc điều trị thích hợp khác.
Chú ý đề phòng:
Khả năng gây ung thư của azathioprin còn đang tranh cãi, tuy nhiên nguy cơ thúc đẩy u phát triển đã được xác định; có nghĩa là thuốc làm cho các tế bào tiền ung thư đang ở trạng thái tiềm ẩn phát triển thành u nhanh hơn và xuất hiện ung thư sớm hơn. Tỉ lệ các chất chuyển hóa khác nhau ở mỗi người, nên mức độ và thời gian tác dụng thuốc cũng khác nhau.
Thời kỳ mang thai:Azathioprin và các chất chuyển hóa có nồng độ thấp ở máu của thai nhi và nước ối. Thuốc có thể gây hại cho thai khi dùng cho người mang thai. Vì vậy, không nên dùng azathioprin cho người bệnh mang thai, kể cả để điều trị viêm khớp dạng thấp.Bất thường về miễn dịch và các bất thường khác có thể xảy ra ở một số ít trẻ sinh ra từ người mẹ được ghép thận dùng azathioprin.Cần cân nhắc kỹ lợi hại trước khi dùng azathioprin cho người bệnh còn khả năng sinh đẻ. Nếu dùng thuốc khi có thai hoặc nếu người bệnh có thai trong khi dùng thuốc, cần báo trước tiềm năng nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên dùng các biện pháp tránh thai thích hợp khi điều trị để tránh có thai.
Thời kỳ cho con bú: Không nên dùng azathioprin cho người đang cho con bú. Azathioprin và các chất chuyển hóa vào sữa mẹ ở nồng độ thấp. Do azathioprin có khả năng gây ung thư, nên cần phải quyết định xem nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Dược lực:
Thời kỳ mang thai:Azathioprin và các chất chuyển hóa có nồng độ thấp ở máu của thai nhi và nước ối. Thuốc có thể gây hại cho thai khi dùng cho người mang thai. Vì vậy, không nên dùng azathioprin cho người bệnh mang thai, kể cả để điều trị viêm khớp dạng thấp.Bất thường về miễn dịch và các bất thường khác có thể xảy ra ở một số ít trẻ sinh ra từ người mẹ được ghép thận dùng azathioprin.Cần cân nhắc kỹ lợi hại trước khi dùng azathioprin cho người bệnh còn khả năng sinh đẻ. Nếu dùng thuốc khi có thai hoặc nếu người bệnh có thai trong khi dùng thuốc, cần báo trước tiềm năng nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên dùng các biện pháp tránh thai thích hợp khi điều trị để tránh có thai.
Thời kỳ cho con bú: Không nên dùng azathioprin cho người đang cho con bú. Azathioprin và các chất chuyển hóa vào sữa mẹ ở nồng độ thấp. Do azathioprin có khả năng gây ung thư, nên cần phải quyết định xem nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Dược lực:
Azathioprin là một dẫn xuất imidazol của 6-mercaptopurin (6-MP). In vivo thuốc chuyển hóa nhanh chóng thành 6-MP và methylnitroimidazol. 6-MP qua màng tế bào dễ dàng và được chuyển hóa nội bào thành các đồng đẳng thiopurin bao gồm acid thioinosinic là nucleotid có hoạt tính chính. Mức độ chuyển hóa thay đổi giữa các cá thể.
Các nucleotid không qua màng tế bào và vì thế không tuần hoàn trong dịch cơ thể. Không kể là 6-MP hay dẫn xuất từ azathioprin in vivo, 6-MP được thải trừ chủ yếu ở dạng chất oxy hóa không hoạt tính acid thiouric.
Sự oxy hóa được thực hiện bởi xanthin oxidaz, một enzym bị ức chế bởi allopurinol. Hoạt tính của methylnitroimidazol chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong vài hệ thống dường như nó hỗ trợ cho hoạt tính của azathioprin khi so với 6-MP. Không dự đoán được nồng độ trong huyết tương của azathioprin hoặc 6-MP cũng như hiệu quả hoặc độc tính của những hợp chất này.
Cơ chế chính xác của thuốc chưa rõ ràng. Một số cơ chế được đề nghị bao gồm:
Giải phóng 6-MP, chất chống lại sự chuyển hóa purin.
Khóa nhóm -SH bởi alkyl hóa.
Ức chế nhiều con đường sinh tổng hợp acid nucleic, do đó ngăn sự tăng sinh tế bào bao gồm xác định và khuếch đại đáp ứng miễn dịch.
Làm hư hại DNA thông qua sự hợp nhất đồng đẳng thiopurin.
Do những cơ chế trên, hiệu quả điều trị của thuốc chỉ rõ ràng sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị.
Các nucleotid không qua màng tế bào và vì thế không tuần hoàn trong dịch cơ thể. Không kể là 6-MP hay dẫn xuất từ azathioprin in vivo, 6-MP được thải trừ chủ yếu ở dạng chất oxy hóa không hoạt tính acid thiouric.
Sự oxy hóa được thực hiện bởi xanthin oxidaz, một enzym bị ức chế bởi allopurinol. Hoạt tính của methylnitroimidazol chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong vài hệ thống dường như nó hỗ trợ cho hoạt tính của azathioprin khi so với 6-MP. Không dự đoán được nồng độ trong huyết tương của azathioprin hoặc 6-MP cũng như hiệu quả hoặc độc tính của những hợp chất này.
Cơ chế chính xác của thuốc chưa rõ ràng. Một số cơ chế được đề nghị bao gồm:
Giải phóng 6-MP, chất chống lại sự chuyển hóa purin.
Khóa nhóm -SH bởi alkyl hóa.
Ức chế nhiều con đường sinh tổng hợp acid nucleic, do đó ngăn sự tăng sinh tế bào bao gồm xác định và khuếch đại đáp ứng miễn dịch.
Làm hư hại DNA thông qua sự hợp nhất đồng đẳng thiopurin.
Do những cơ chế trên, hiệu quả điều trị của thuốc chỉ rõ ràng sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị.
Dược động học :
Thuốc được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa trên. Những nghiên cứu ở chuột nhắt với 35S-azathioprin cho thấy không có nồng độ thuốc lớn bất thường trong bất cứ mô đặc biệt nào, nhưng có rất ít 35S tìm thấy trong não.
Nồng độ huyết tương của azathioprin và 6-mercaptopurin không tương quan nhiều với hiệu quả điều trị hoặc độc tính của thuốc.
Chỉ định :
Nồng độ huyết tương của azathioprin và 6-mercaptopurin không tương quan nhiều với hiệu quả điều trị hoặc độc tính của thuốc.
Để phòng ngừa sự thải bỏ mô ghép ở người được ghép; bệnh viêm khớp dạng thấp (Mục 2.4); bệnh viêm ruột.
Liều lượng - cách dùng:
Chống thải bỏ mô ghép: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch (ít nhất phải kéo dài trên 1 phút và tiếp theo phải cho truyền tĩnh mạch 50 ml dung dịch natri clorid) hoặc truyền tĩnh mạch: Người lớn dùng tới 5 mg/kg vào ngày làm phẫu thuật ghép; sau đó, giảm xuống còn 1 - 4 mg/kg mỗi ngày tùy theo đáp ứng để duy trì.
Chống chỉ định :
Cách pha thuốc và sử dụng:
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thông thường, để tiêm tĩnh mạch, hòa thuốc với nước cất tiêm để được dung dịch 10 mg/ml. Lắc nhẹ cho đến khi thu được dung dịch trong suốt.
Để tiêm truyền, hòa loãng dung dịch thuốc pha như trên với dung dịch tiêm natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%. Tổng thể tích phụ thuộc vào thời gian định tiêm truyền, thường là 30 - 60 phút, có thể đến 8 giờ. Thuốc pha ra phải kiểm tra bằng mắt, nếu có vẩn đục hoặc biến màu, phải vứt bỏ.
Ghi chú:
Dung dịch tiêm tĩnh mạch có pH khoảng 9,6 nên rất kích ứng. Do đó, chỉ tiêm tĩnh mạch nếu không thể cho người bệnh uống được.
Quá mẫn với azathioprin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân quá mẫn với 6-mercaptopurin cũng có thể quá mẫn với azathioprin, nên thận trọng ở những bệnh nhân này.
Tác dụng phụ
Những tác dụng không mong muốn nặng hay gặp nhất của azathioprin là trên máu và hệ tiêu hóa. Azathioprin có thể làm giảm nặng bạch cầu, gây tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hậu quả này có thể phục hồi khi giảm liều hoặc ngừng thuốc tạm thời. Azathioprin có thể gây buồn nôn, nôn và chán ăn, có thể khắc phục được bằng cách giảm liều hoặc chia liều trong ngày. Thuốc có thể ức chế tủy xương, xuất hiện nguyên hồng cầu khổng lồ, hồng cầu khổng lồ, đôi khi có phản ứng dị ứng.
Azathioprin cũng có thể gây nhiễm độc gan. Tất cả những bệnh nhân dùng azathioprin cần xét nghiệm máu thường xuyên để đếm số tế bào máu và xét nghiệm chức năng gan để theo dõi. Một số tác dụng không mong muốn ít gặp khác là mệt mỏi, rụng tóc, đau khớp và tiêu chảy.
Azathioprin cũng có thể gây nhiễm độc gan. Tất cả những bệnh nhân dùng azathioprin cần xét nghiệm máu thường xuyên để đếm số tế bào máu và xét nghiệm chức năng gan để theo dõi. Một số tác dụng không mong muốn ít gặp khác là mệt mỏi, rụng tóc, đau khớp và tiêu chảy.