TEMESTA 1MG ( Lorazepam) HỘP 30 VIÊN
Thành phần
Lorazepam 1mg
Xuất xứ: Neuraxpharm
Công dụng: Thuốc hướng thần Temesta 1mg hỗ trợ điều trị :
Các chứng lo âu, lo lắng, căng thẳng, tác dụng lên não bộ và dây thần kinh, điều trị động kinh, mất ngủ, giúp an thần.
Ngoài ra, thuốc Lorazepam còn hỗ trợ chống nôn, buồn nôn trong quá trình hóa trị ung thư.
TEMESTA 1MG ( Lorazepam) HỘP 30 VIÊN
Thành phần
- Lorazepam 1mg
Công dụng (Chỉ định)
- Thuốc Lorazepam được chỉ định để điều trị các chứng lo âu, lo lắng, căng thẳng, tác dụng lên não bộ và dây thần kinh, điều trị động kinh, mất ngủ, giúp an thần.
- Ngoài ra, thuốc Lorazepam còn hỗ trợ chống nôn, buồn nôn trong quá trình hóa trị ung thư.
Liều dùng
Thuốc uống:
+ Liều lượng thông thường điều trị lo âu:
- Dùng 2 – 3 mg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày, nếu cẩn thiết có thể tăng liều tối đa 10 mg/ ngày.
+ Liều thông thường điều trị mất ngủ do âu lo hoặc căng thẳng:
- Dùng 1 – 2 mg/ lần/ ngày trước khi đi ngủ
- Người già hoặc người suy nhược cơ thể: Dùng 1 – 2 mg/ ngày, chia thành nhiều liều nhỏ.
+ Liều dùng thông thường điều trị lo lắng:
- Liều khởi đầu: Dùng 1 mg, sử dụng uống 2- 3 lần mỗi ngày.
- Liều duy trì: Dùng 1 – 2 mg, sử dụng uống 2 – 3 giờ mỗi ngày, nếu cần thiết có thể điều chỉnh liều 1 – 10 mg/ ngày.
+ Liều thông thường trị tiền mê trong phẫu thuật:
- Dùng 2 – 4 mg vào buổi tối trước khi tiến hành mổ, hoặc dùng 1 – 2 giờ trước khi mổ.
+ Liều thông thường bổ sung thuốc chống nôn trong hóa trị liệu ung thư:
- Dùng 1 mg vào buổi tối trước khi tiến hành hóa trị hoặc dùng 1 mg trước khi tiến hành hóa trị 60 phút, và dùng sau khi hóa trị khoảng 6 giờ và 12 giờ.
Thuốc tiêm tĩnh mạch:
Liều lượng thông thường điều trị lo âu:
- Liều khởi đầu: dùng 2 mg hoặc 0,044 mg/ kg.
Liều dùng thông thường điều trị lo lắng:
- Liều khởi đầu: Dùng 2 mg hoặc 0,044 mg/ kg.
Liều dùng thông thường để gây mê:
- Dùng 0,05 mg/ kg tiêm vào cơ bắp. Liều tối đa: 4mg.
- Tổng liều là 2 mg hoặc 0,044 mg/kg để tiêm vào tĩnh mạch
Liều dùng thông thường điều trị kích động đặc biệt:
Tiêm tĩnh mạch không liên tục:
- Liều khởi đầu: Dùng 1 – 4 mg cho mỗi 10 – 20 phút.
- Liều duy trì: Dùng 1 – 4 mg cho mỗi 2 – 6 giờ, duy trì hàm lượng thuốc an thần nếu cần thiết.
-
Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch liên tục:
- Dùng 0,01 – 0,1 mg/ kg/ giờ, duy trì hàm lượng an thần nếu càn thiết.
- Truyền liều cao: Nhiều hơn 18 mg/ giờ trong 4 tuần hoặc nhiều hơn 25 mg/ giờ. Truyền liều cao khi được kết hợp với hoạt tử hình ống, nhiễm axit lactic, tăng áp lực thẩm thấu bệnh đái tháo đường.
Liều thông thường bổ sung thuốc chống nôn trong hóa trị liệu ung thư:
- Dùng 0,5 – 2 mg cho 4- 6 giờ khi cần thiết.
Liều thông thường điều trị động kinh:
- Dùng 4 mg/ liều để tiêm tĩnh mạch khoảng 2 – 5 phút và có thể lặp lại trong 10 – 15 phút. Tốc độ truyền tối đa là 2 mg/ phút.
- Tổng liều tối đa: Dùng 8 mg
Liều lượng dành cho trẻ em
Liều thông thường điều trị chứng lo âu (trẻ sơ sinh và trẻ em):
- Liều khởi đầu: Dùng 0,05 mg/ kg/ liều, khoảng cách hai liều dùng là 4 – 8 giờ.
- Liều tối đa: 2 mg/ liều, khoảng cách hai liều dùng là 4 – 8 giờ.
- Liều thông thường: Dùng 0,02 – 0,1 mg/ kg.
Liều thông thường điều trị an thần (trẻ sơ sinh và trẻ em):
- Dùng 0,01 – 0,03 mg/ kg, và dùng lặp lại liều tiếp theo 20 phút.
Liều dùng thông thường điều trị động kinh:
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em:
- Liều thông thường: Dùng 0,05 – 0,1 mg/ kg tiêm vào tĩnh mạch khoảng 2 – 5 phút, tốc độ tối đa là 2 mg/ phút, và có thể lặp lại liều tiếp theo sau 10 – 15 phút nếu cần thiết.
- Liều tối đa: 4 mg/ liều.
Đối với trẻ vị thành niên:
- Liều thông thường: Dùng 0,07 mg/ kg tiêm vào tĩnh mạch khoảng 2 – 5 phút, tốc độ tối đa là 2 mg/ phút, và có thể lặp lại liều tiếp theo sau 10 – 15 phút nếu cần thiết.
- Liều tối đa: Dùng 4 mg/ liều.
Liều thông thường điều trị buồn nôn do điều trị hóa trị ung thư (thuốc tiêm tĩnh mạch):
- Liều đơn: Dùng 0,04 -0,08 mg/ kg/ liều. Liều tối đa: Dùng 4 mg/ liều.
- Liều đa: Dùng 0,02 – 0,05 mg/ kg/ liều mỗi 6 giờ nếu cần thiết. Liều tối đa: Dùng 2 mg/ liều.
Lưu ý:
- Thuốc Lorazepam không được sử dụng quá 2 – 3 tháng kể cả thời gian giảm liều. Đối với các bệnh nhân như: người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, người suy giảm chức năng gan, thận hoặc suy hô hấp mãn tính cần giảm liều khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Hội chứng ngưng thở trong lúc ngủ
- Suy hô hấp (mức độ đặc biệt nghiêm trọng)
- Tăng nhãn áp góc hẹp
- Có tiền sử dị ứng với các loại thuốc Benzodiazepine
- Co giật, động kinh
- Bệnh thận
- Bệnh gan (bệnh gan do nghiện rượu)
- Rối loạn chức năng hô hấp, hen suyễn
- Tiền sử trầm cảm
- Tiền sử nghiện rượu, nghiện ma túy
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Tác dụng phụ của thuốc Lorazepam thường gặp phải các triệu chứng phổ biến như:
- Chóng mặt, nhức đầu
- Buồn ngủ
- Buồn nôn
- Táo bón, tiêu chảy
- Thay đổi khẩu vị
- Không hứng thú mới tình dục
Các tác dụng phụ không mong muốn, nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng:
- Mất trí nhớ tạm thời
- Rối loạn chức năng gan
- Phát ban da, ngứa, sưng mặt, lưỡi, cổ họng
- Co giật
- Vàng da
- Thay đổi tâm trạng, trầm cảm
- Thay đổi thị lực
- Sốt hoặc đau họng kéo dài
Tương tác với các thuốc khác
Thận trọng khi sử dụng thuốc Lorazepam đồng thời với các loại thuốc sau:
- Thuốc điều trị rối loạn lo âu khác (Alprazoalm, Diazepam, Zolpidem)
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc điều trị bệnh tâm thần
- Thuốc giảm đau gây nghiện
- Thuốc động kinh
- Thuốc buồn ngủ, thuốc cảm lạnh, thuốc có chứa chất kháng Histamine (Cetirizine, Diphenhydramine)
- Barbiturat (Phenobarbital)
- Probenecid
- Aminophylline
- Theophylin
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Việc dùng thuốc Lorazepam được các chuyên gia chuyên dùng trong khoảng thời gian ngắn, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
- Không được ngừng sử dụng thuốc Lorazepam đột ngột, có thể người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng co giật.
- Thuốc Lorazepam được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai, thuốc có thể ảnh hưởng cho thai nhi, gây quái thai hoặc thai nhi bị dị tật.
- Trong quá trình sử dụng thuốc Lorazepam, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia hoặc chất có cồn, bởi các chất kích thích này có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Không được sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.
- Phụ nữ đang cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và việc dùng thuốc, thuốc có thể làm ảnh hưởng đến trẻ thông qua việc cho bú.
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn trong thời gian sử dụng thuốc Lorazepam.
- Đối với người già, người cao tuổi cần thận trọng trong việc thay đổi tư thế hay di chuyển lên xuống cầu thang.
- Thuốc Lorazepam có chứa thành phần gây buồn ngủ. Người bệnh cần thận trọng khi điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc.