Mucomucil 300 mg/3ml H/10 ống 3ml ( N-Aceylcystein IV hoặc máy xông khí dung)

Mucomucil 300 mg/3ml H/10 ống 3ml ( N-Aceylcystein IV hoặc máy xông khí dung)

Hãng sản xuất:
Mã sản phẩm:
CCN850
Mô tả:
Mucomucil 300 mg/3ml H/10 ống
Xuất xứ: Esseti Farmaceutici S.r.l. Italy (nước Ý)
Dạng bào chế:Dung dịch tiêm/truyền
Thuốc được bào chế dạng dung dịch tiêm và khí dung, chỉ định trong bệnh lý hô hấp có nhiều đờm nhớt. Mucomucil có thể tương tác với thuốc Nitroglycerin gây hạ huyết áp đáng kể và gây giãn động mạch thái dương. Thuốc có thể gây buồn ngủ, đau đầu, ù tai nên cẩn trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.

Thành phần: N-Aceylcystein 300mg/3ml


Giá:
1.050.000 VND
Số lượng

Mucomucil 300 mg/3ml H/10 ống

Mucomucil 300 mg/3ml H/10 ống 3ml

  • N-Acetylcystein là một thiol hoạt động như một tiền chất acetyl hóa của axit amin L -cysteine; nó có thể khử các gốc tự do khác nhau, bằng cách cho một điện tử, hoặc hoạt động như một nucleophile bằng cách cho một hoặc hai điện tử. Cấu trúc hóa học của nó, được hình thành bởi nhóm chức sulfhydryl (–SH) cộng với một nhóm acetyl (–COCH3 ) liên kết với nhóm amin (NH2 ), chịu trách nhiệm cho các hoạt động trao đổi chất của nó liên quan đến hoạt động chống oxy hóa trực tiếp và gián tiếp và hoạt động làm tan chất nhầy.

Chỉ định

  • Tiêu chất nhày trong bệnh nhày nhớt, bệnh lý hô hấp có đờm nhày quanh như trong viêm phế quản cấp, mãn tính và làm sạch thường quy trong mở khí quản.

  • Dùng để giải độc trong các trường hợp dùng quá liều paracetamol.

Liều dùng & Cách dùng:

    • Với chỉ định tiêu chất nhày:

      • Tiêm tĩnh mạch: Liều đầu tiên nên được pha loãng với NaCl 0,9% hoặc dung dịch glucose 5% theo tỷ lệ 1:1, có thể sử dụng cùng dịch truyền hoặc tiêm tĩnh mạch chậm (trên 5 phút). Dạng tiêm tĩnh mạch chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không thể uống.

    • Đường xông hít (khí dung) Khi sử dụng đường xông hít, sử dụng dụng cụ xông hít với dung dịch thuốc Mucomucil. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của bệnh nhân, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Tiếp tục duy trì điều trị cho đến khi bệnh nhân có thể sử dụng được các chế phẩm đường uống.

    • Dùng giải độc trong các trường hợp quá liều paracetamol:

      • Dùng dung dịch tiêm truyền glucose 5% để chuẩn bị dịch truyền acetylcystein. Dùng dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9% để thay thế trong trường hợp không dùng được dung dịch tiêm truyền glucose 5%.

  • Liều dùng:

    • Với chỉ định tiêu chất nhày:

      • Tiêm tĩnh mạch:

        • Trẻ em trên 2 tuổi và dưới 6 tuổi: Chỉ sử dụng khi thật cần thiết, sau khi cân nhắc lợi ích nguy cơ và dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, hàm lượng sử dụng: 10 mg/kg cân nặng. Nếu trẻ có thể uống viên, ưu tiên sử dụng các chế phẩm đường uống.

        • Trẻ em từ 6- 14 tuổi: 1,5 ml/lần (1/2 ống) x 1-2 lần/ngày (tương ứng với 150 – 300 mg acetylcystein/ngày).

        • Người lớn: 3 ml/lần (1 ống) x 1-2 lần/ngày (tương ứng với 300 – 600 mg acetylcystein/ngày).

      • Đường xông hít (khí dung):

        • Trẻ em 6 – 14 tuổi: 1,5 ml/lần (1/2 ống) x 1-2 lần/ngày (tương ứng với 150 – 300 mg acetylcystein/ngày).

        • Người lớn: 3 ml/lần (1 ống) x 2 lần/ngày (tương ứng với 600 mg acetylcystein/ngày).

    • Dùng giải độc trong các trường hợp quá liều paracetamol:

      • Người lớn:

        • Tổng liều dùng được truyền 3 giai đoạn (3 lần truyền), trong 21 giờ.

        • Giai đoạn 1 (lần truyền thứ 1): Liều dùng acetylcystein khoảng 150 mg/kg thể trọng trong 200 ml, truyền trong 1 giờ.

        • Giai đoạn 2 (lần truyền thứ 2): Liều dùng acetylcystein khoảng 50 mg/kg thể trọng trong 500 ml, truyền trong 4 giờ tiếp theo.

        • Giai đoạn 3 (lần truyền thứ 3): Liều dùng acetylcystein khoảng 100 mg/kg thể trọng trong 1 L, truyền trong 16 giờ tiếp theo.

        • Bệnh nhân nên được dùng tổng cộng 300 mg/kg trong khoảng thời gian 21 giờ. Có thể tiếp tục điều trị với acetylcystein (theo liều và tỷ lệ được sử dụng trong lần truyền thứ ba) tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng của từng bệnh nhân.

        • Nên sử dụng trọng lượng trần 110 kg khi tính liều cho bệnh nhân béo phì.

        • Liều dùng nên được tính bằng trọng lượng thực tế của bệnh nhân.

      • Trẻ em

        • Trẻ em cần được điều trị bằng liều và chế độ như người lớn; tuy nhiên, lượng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch nên được điều chỉnh để tính đến tuổi và cân nặng nguy cơ quá tải dịch truyền.

        • Dùng dung dịch tiêm truyền glucose 5% để chuẩn bị dịch truyền acetylcystein. Dùng dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9% để thay thế trong trường hợp không dùng được dung dịch tiêm truyền glucose 5%.

        • Liều dùng nên được sử dụng bơm tiêm truyền thích hợp.

        • Quá trình điều trị với N-acetylcystein bao gồm 3 giai đoạn truyền tĩnh mạch liên tiếp:

        • Giai đoạn 1 (lần truyền thứ 1): Liều dùng acetylcystein khoảng 150 mg/kg thể trọng (150 mg/kg/giờ), truyện trong 1 giờ, tương đương đưa dung dịch 50 mg/ml với tốc độ 3ml/kg/giờ.

        • Giai đoạn 2 (lần truyền thứ 2): Liều dùng acetylcystein khoảng 50 mg/kg thể trọng (12,5 mg/kg/giờ), truyền trong 4 giờ, tương đương đưa dung dịch 6,25 mg/ml với tốc độ 2ml/kg/giờ.

        • Giai đoạn 3 (lần truyền thứ 3): Liều dùng acetylcystein khoảng 100 mg/kg thể trọng (6,25 mg/kg/giờ), truyền trong 16 giờ, tương đương đưa dung dịch 6,25 mg/inl với tốc độ 1ml/kg/giờ.

        • Xác định tổng thể tích dung dịch truyền dịch truyền dịch + N-acetylcystein chuẩn bị như trên) và tiêm truyền cho trẻ theo khối lượng cơ thể.

        • Truyền tĩnh mạch theo trọng lượng của trẻ.

Chống chỉ định

  • Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein). Quá mẫn với acetylcystein hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc. Trẻ em dưới 2 tuổi.

Thận trọng

  • Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell khi sử dụng các thuốc có chứa acetylcystein. Nếu có các dấu hiệu trên da, nổi mề đay, ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ.

  • Với bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng, cần sử dụng các thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa trước khi dùng thuốc.

  • Phải giám sát chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen, nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng, nếu có co thắt phế quản, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol (thuốc beta – 2 adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) hoặc ipratropium (thuốc kháng muscarin ) và phải ngừng acetylcystein ngay.

  • Khi điều trị với acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng họ. Sốc phản vệ dẫn đến tử vong khi dùng acetylcystein đã được báo cáo, thường xảy ra trong thời gian 30 – 60 phút, cần theo dõi và ngừng thuốc nếu phản ứng xảy ra và xử trí kịp thời.

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Thuốc có tác dụng không mong muốn: buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.