Viacoram 3.5Mg/2.5Mg H/30 viên
được chỉ định điều trị thay thế trong tăng huyết áp vô căn và bệnh dạng mạch vành ổn định, ở bệnh nhân đã được kiểm soát đồng thời bằng perindopril và amlodipine ở hàm lượng tương tự.
Dược chất chính: Perindopril (tương ứng 3,5mg perindopril arginine): 2,378 mg; Amlodipine (dưới dạng 3,4675 amlodipine besilate): 2,5mg
Viacoram 3.5Mg/2.5Mg H/30 v
Công dụng:
Được dùng điều trị thay thế trong tăng huyết áp vô căn và bệnh dạng mạch vành ổn định, ở bệnh nhân đã được kiểm soát đồng thời bằng perindopril và amlodipine ở hàm lượng tương tự.
cách dùng:
Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng
- Uống mỗi ngày một viên duy nhất, nên dùng vào buổi sáng trước bữa ăn.
- Sự phối hợp liều lượng cố định này không phù hợp cho điều trị khởi đầu.
- Nếu cần thay đổi liều lượng, liều có thể thay đổi và sử dụng các phối hợp theo tỷ lệ khác có thể được cân nhắc.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng:
- Theo các báo cáo hiện tại, việc quá liều nghiêm trọng có thể dẫn đến giãn mạch ngoại biên quá mức và nhịp tim nhanh phản xạ.
- Tình trạng hạ huyết áp toàn thân diễn tiến rõ rệt và có thể kéo dài lên mức sốc và thậm chí dẫn đến tử vong.
Xử trí:
- Hỗ trợ cho tim bao gồm theo dõi thường xuyên tim và chức năng hô hấp, độ phù của các chi và chú ý đến thể tích tuần hoàn và lượng nước tiểu khi huyết áp tăng rõ rệt.
- Rửa dạ dày để giảm lượng thuốc hấp thu.
- Ngoài ra, thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời để giảm thiểu tốt nhất các biến chứng do quá liều.
Làm gì khi quên liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Có thể gặp các tác dụng phụ sau:
- Sưng phù mặt, môi, miệng, lưỡi hoặc hầu, khó thở
- Choáng váng hoặc mệt nặng
- Nhịp tim nhanh bất thường và không đều.
Các tác dụng phụ khác gồm:
- Thường gặp (< 1/10, > 1/100): nhức đầu, choáng váng, chóng mặt, cảm giác kiến bò và kim châm, buồn ngủ, rối loạn thị giác, ù tai, đánh trống ngực (nhịp tim quá nhanh), bừng đỏ (cảm giác nóng ở mặt), chóng mặt do huyết áp hạ, ho, thở ngắn, buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn vị giác, khó tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phản ứng dị ứng (như phát ban da, ngứa), co rút cơ, cảm giác mệt mỏi, phù (sưng nề chân hoặc mắt cá chân).
- Ít gặp (< 1/100, > 1/1000): tính khí thất thường, rối loạn giấc ngủ, run, ngất (tạm mất ý thức), mất cảm giác đau, viêm mũi (ngạt mũi hay chảy nước mũi), thay đổi thói quen đại tiện, rụng tóc, da có mảng đỏ hoặc mất màu, đau lưng, cơ hoặc khớp, đau ngực, tăng nhu cầu tiểu tiện, đặc biệt về đêm, khó ở, co thắt phế quản (cảm giác co thắt ngực, thở ngắn, thở khò khè), khô miệng, phù mạch (triệu chứng thở khò khè, sưng nề ở mặt và lưỡi), suy thận, liệt dương, tăng đổ mồ hôi, vú to ở đàn ông, tăng hoặc giảm thể trọng.
- Rất hiếm gặp (< 1/10000): lú lẫn, rối loạn tim mạch (nhịp tim không đều, đau thắt ngực, cơn đau tim và đột quỵ), viêm phổi tăng bạch cầu ưa eosin (loại viêm phổi hiếm gặp), ban đỏ đa dạng (phát ban da thường khởi phát với triệu chứng có vết đỏ, ngứa ở mặt, chân, tay), rối loạn về máu, tụy, dạ dày, hoặc gan, bệnh thần kinh ngoại biên (bệnh làm mất cảm giác, đau, khó có khả năng kiểm soát cơ), tăng trương lực (tăng sự căng cơ bất thường), viêm mạch (viêm mạch máu da), phù nề lợi, tăng glucose-máu.
-
Chống chỉ định
Quá mẫn với hoạt chất thuốc, các thuốc ức chế men chuyển angiotensin, các dẫn chất dihydropyridin hoặc bất cứ thành phần tá dược nào,
- Suy thận nặng.
- Tiền sử phù mạch liên quan đến điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển trước đó.
- Phù mạch do di truyền hoặc vô căn.
- Ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ.
- Hạ huyết áp nặng.
- Sốc, bao gồm cả sốc tim.
- Tắc nghẽn đường ra tâm thất trái (như hẹp động mạch chủ mức độ nặng).
- Suy tim có huyết động không ổn định sau nhồi máu cơ tim cấp.
- Sử dụng đồng thời với Aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (mức lọc cầu thận < 60 mL/phút/1,73m2).
- Điều trị ngoài cơ thể dẫn đến sự tiếp xúc của máu với các bề mặt tích điện âm.
- Hẹp đáng kể động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch ở một quả thận đảm nhận chức năng còn lại.
Thận trọng khi sử dụng
- Những thuốc chống cao huyết áp, bao gồm cả thuốc lợi tiểu (tức là dùng làm tăng lượng nước tiểu lọc từ thận).
- Thuốc chống viêm không steroid (ví dụ: Ibuprofen) để làm giảm đau hoặc liều cao aspirin.
- Thuốc chống đái tháo đường (như: Insulin).
- Thuốc chống rối loạn tâm thần như chống trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt... (vd: thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chống loạn thần, chống trầm cảm nhóm imipramine, thuốc an thần kinh).
- Thuốc ức chế miễn dịch (thuốc làm giảm cơ chế bảo vệ của cơ thể) dùng điều trị các rối loạn tự miễn hoặc sau khi phẫu thuật ghép tạng (vd: ciclosporin).
- Allopurinol (để điều trị bệnh gút).
- Procainamid (điều trị nhịp tim không đều).
- Thuốc giãn mạch bao gồm nitrat (các chất làm giãn mạch máu).
- Heparin (thuốc chống đông máu)
- Ephedrine, noradrenaline hoặc adrenaline (dùng để điều trị bệnh hạ huyết áp, sốc hoặc cơn hen.
- Baclofen hoặc dantrolence (truyền) dùng điều trị cứng cơ trong bệnh xơ cứng rải rác, dantrolence còn dùng điều trị sốt cao ác tính trong khi gây mê (triệu chứng bao gồm sốt rất cao và co cứng cơ).
- Một số loại kháng sinh như rifamicin.
- Thuốc chống động kinh như carbamazepin, phenobarbital, phenitoin, fosphenytoin, primidone.
- Itraconazole, ketoconazole (dùng điều trị nấm).
- Thuốc phong bế alpha dùng điều trị phì đại tuyến tiền liệt, như prazosin, alfuzosin, doxazosin, tamsulosin, terazosin.
- Amifostine (ngăn ngừa hoặc làm thuyên giảm tác dụng phụ do các thuốc khác hoặc do chiếu tia để chữa ung thư).
- Corticoid (dùng điều trị nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm hen nặng và viêm khớp dạng thấp).
- Các muối vàng (Au), đặc biệt khi dùng đường tĩnh mạch (chữa các triệu chứng viêm khớp dạng thấp).
Tương tác thuốc
Không được dùng cùng các thuốc sau:
- Lithium (dùng để chữa cơn hưng cảm và trầm cảm)
- Estramustine (dùng để điều trị ung thư)
- Thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolactone, triamterene), chất bổ sung kali hoặc các muối chứa kali.