NEBIVOLOL STADA 5 MG

NEBIVOLOL STADA 5 MG

Hãng sản xuất:
Stada Stella
Mã sản phẩm:
TH120
Mô tả:
Chỉ định thuốc:
Tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp nguyên phát.
Suy tim mạn tính (CHF)
Điều trị suy tim mãn tính nhẹ và vừa có triệu chứng đã ổn định bổ sung cho các liệu pháp điều trị suy tim cơ bản ở những bệnh nhân ³ 70 tuổi.
Giá:
150.000 VND
Số lượng

CHI TIẾT

NEBIVOLOL STADA 5 MG

Quy cách thuoc:

Vỉ 10 viên. Hộp 3 vỉ.

Thành phần: Mỗi viên nén chứa:

Nebivolol 5,0 mg

(Dùng dạng nebivolol hydrochlorid)

Tá dược vừa đủ 1 viên

Chỉ định:

Tăng huyết áp

Điều trị tăng huyết áp nguyên phát.

Suy tim mạn tính (CHF)

Điều trị suy tim mãn tính nhẹ và vừa có triệu chứng đã ổn định bổ sung cho các liệu pháp điều trị suy tim cơ bản ở những bệnh nhân ³ 70 tuổi.

Liều lượng và cách dùng:

Thuốc được uống với một lượng đủ chất lỏng (ví dụ một ly nước).

Tăng huyết áp

Người lớn:

Liều dùng một viên (5 mg)/ngày, tốt nhất là nên uống cùng thời điểm trong ngày.

Tác dụng làm hạ huyết áp thấy rõ sau 1-2 tuần điều trị. Đôi khi, tác dụng tối ưu chỉ đạt được sau 4 tuần.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận

Liều khởi đầu khuyến cáo là 2,5 mg/ngày. Nếu cần, có thể tăng liều lên 5 mg.

Người cao tuổi:

Ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, liều khởi đầu khuyến cáo là 2,5 mg/ngày. Nếu cần, có thể tăng liều lên 5 mg.

Suy tim mãn tính (CHF)

Xác định liều ban đầu nên theo những bước sau cách khoảng 1-2 tuần dựa trên khả năng dung nạp của bệnh nhân: 1,25 mg nebivolol, tăng lên 2,5 mg nebivolol x 1 lần/ngày, sau đó tăng lên 5 mg x 1 lần/ngày và 10 mg x 1 lần/ngày. Liều khuyến cáo tối đa là 10 mg x 1 lần/ngày.

Khởi đầu điều trị và mỗi đợt tăng liều nên được thực hiện dưới sự giám sát của các bác sĩ có kinh nghiệm trong khoảng thời gian ít nhất 2 giờ để chắc chắn tình trạng lâm sàng (đặc biệt như tình trạng huyết áp, nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, những dấu hiệu xấu đi của suy tim) vẫn còn ổn định.

Chống chỉ định:

Nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thiếu hụt chức năng gan hoặc suy giảm chức năng gan.

Suy tim cấp tính, sốc tim hoặc đợt suy tim mất bù đang được tiêm tĩnh mạch thuốc có ảnh hưởng đến sự co thắt của tim.

Hội chứng suy nút xoang bao gồm block xoang-nhĩ.

Block tim độ hai hoặc độ ba (không được đặt máy điều hòa nhịp).

Tiền sử co thắt phế quản hoặc hen phế quản.

U tủy thượng thận không được điều trị.

Nhiễm acid chuyển hóa.

Nhịp tim chậm (nhịp tim < 60 nhịp/phút trước khi bắt đầu điều trị).

Hạ huyết áp (huyết áp tâm thu < 90 mm Hg).

Rối loạn tuần hoàn ngoại vi nặng.

Lưu ý và thận trọng:

Thuốc gây mê:

Duy trì việc điều trị bằng thuốc chẹn beta làm giảm nguy cơ bị loạn nhịp trong quá trình gây cảm ứng chuẩn bị cho gây mê và nội soi. Nếu phải ngưng thuốc chẹn beta để chuẩn bị phẫu thuật, thuốc đối kháng beta-adrenergic phải được ngưng sử dụng ít nhất trước 24 giờ. Cần theo dõi thận trọng đối với một vài thuốc gây mê có thể gây suy cơ tim. Bệnh nhân được bảo vệ chống lại phản ứng thần kinh phó giao cảm bằng cách tiêm tĩnh mạch atropin.

Tim mạch:

Thông thường, thuốc chẹn beta-adrenergic không nên sử dụng cho bệnh nhân suy tim sung huyết chưa được điều trị (CHF), trừ khi tình trạng của bệnh nhân đã ổn định.

Ở những bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ, điều trị với thuốc chẹn beta nên ngưng thuốc từ từ (1-2 tuần). Nếu cần, điều trị thay thế nên bắt đầu cùng thời điểm để ngăn ngừa tăng đau thắt ngực.

Thuốc chẹn beta-adrenergic có thể gây nhịp tim chậm: nếu tốc độ mạch giảm dưới 50-55 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi và/hoặc bệnh nhân có những dấu hiệu liên quan đến bệnh nhịp tim chậm, cần phải giảm liều.

Nên dùng thuốc chẹn beta-adrenergic thận trọng:

Ở những bệnh nhân có những rối loạn tuần hoàn ngoại biên (bệnh hoặc hội chứng Raynaud, chứng khập khiểng cách hồi) vì có thể làm nặng thêm các rối loạn này.

Ở những bệnh nhân block tim độ 1, do tác động âm tính của thuốc chẹn beta trong lúc dẫn truyền.

Ở những bệnh nhân bị chứng đau thắt ngực Prinzmetal do không đối kháng thụ thể alpha gián tiếp gây co động mạch vành, thuốc kháng beta-adrenergic có thể làm tăng số lần và kéo dài thời gian của các cơn đau thắt ngực.

Chuyển hóa/nội tiết:

Nebivolol không ảnh hưởng đến nồng độ glucose ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, nên dùng thận trọng vì nebivolol có thể che lấp một vài triệu chứng hạ đường huyết (nhịp tim nhanh, đánh trống ngực).

Hô hấp:

Ở những bệnh nhân bị rối loạn tắc nghẽn phổi mạn tính, thuốc kháng beta-adrenergic được dùng thận trọng vì có thể làm nặng thêm sự co thắt đường thở.

Phụ nữ có thai và cho con bú:

Phụ nữ có thai:

Nebivolol có những tác động dược lý có thể có hại cho phụ nữ mang thai và/hoặc thai nhi/trẻ sơ sinh.

Nebivolol không nên sử dụng trong thai kỳ trừ khi việc sử dụng là cần thiết. Nếu cần thiết phải điều trị bằng nebivolol thì phải kiểm soát lượng máu qua nhau thai và sự phát triển của bào thai.

Phụ nữ cho con bú:

Những nghiên cứu trên động vật cho thấy nebivolol được tiết qua sữa. Chưa biết thuốc này có tiết qua sữa mẹ hay không. Vì vậy không nên dùng thuốc nebivolol khi cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Chưa có nghiên cứu sự ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Những nghiên cứu dược lực học cho thấy nebivolol không ảnh hưởng đến chức năng tâm thần vận động. Khi lái xe hoặc vận hành máy móc uống thuốc đôi khi có thể gây choáng váng và mệt mỏi.

Tác dụng phụ:

Điều trị cao huyết áp

Tác dụng phụ thông thường đã được báo cáo như: nhức đầu, choáng váng, dị cảm, khó thở, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi và phù.

Điều trị suy tim mạn tính

Tác dụng phụ thông thường đã được báo cáo là chậm nhịp tim và choáng váng. Những tác dụng phụ sau được xem là liên quan đặc biệt đến việc điều trị suy tim mạn tính: sự trầm trọng thêm tình trạng suy tim, hạ huyết áp thế đứng, không dung nạp thuốc, block nhĩ thất độ một, phù chi dưới.

Quá liều:

Chưa có những dữ liệu về quá liều nebivolol.

Triệu chứng:

Những triệu chứng của quá liều thuốc chẹn beta là: chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co thắt phế quản và suy tim cấp tính.

Điều trị:

Trong trường hợp quá liều hoặc mẫn cảm với thuốc, bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ và điều trị dưới sự chăm sóc đặc biệt. Nên kiểm tra nồng độ glucose trong máu. Loại bỏ phần thuốc trong đường tiêu hóa bằng phương pháp rửa dạ dày, dùng than hoạt tính và một thuốc nhuận tràng. Cần hô hấp nhân tạo. Chậm nhịp tim hoặc phản ứng phó giao cảm quá mức cần được điều trị bằng cách dùng atropin hoặc methylatropin. Hạ huyết áp và sốc nên điều trị bằng huyết tương/chất thay thế huyết tương và nếu cần thiết, dùng các catecholamin. Tác dụng của thuốc chẹn beta có thể giảm bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm isoprenalin hydrochlorid, bắt đầu với liều khoảng 5 mg/phút hoặc dobutamin bắt đầu với liều 2,5 mg/phút cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn. Trong những trường hợp dai dẳng, isoprenalin có thể được kết hợp với dopamin. Nếu vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn, tiêm tĩnh mạch glucagon 50-100 mg/kg có thể được cân nhắc. Nếu cần thiết, nên lặp lại tiêm tĩnh mạch trong vòng một giờ, theo dõi-nếu cần thiết-bằng cách truyền glucagon 70 mg/kg/giờ. Trong những trường hợp phức tạp của việc điều trị chống lại nhịp tim chậm có thể sử dụng thêm máy điều hòa nhịp.