DBL sterile cardioplegia concentrate 20ml H/5 ố
Hãng sản xuất:
Pfizer
Mã sản phẩm:
Mô tả:
DBL sterile cardioplegia concentrate 20ml
Dạng bào chế: Dung dịch vô trùng
Đóng gói: Hộp 5 ống 20ml
Nhà sản xuất: Hameln Pharm GmbH
Thành phần
Procaine hydrochloride, magnesium chloride, kalium chloride
Dạng bào chế: Dung dịch vô trùng
Đóng gói: Hộp 5 ống 20ml
Nhà sản xuất: Hameln Pharm GmbH
Thành phần
Procaine hydrochloride, magnesium chloride, kalium chloride
Giá:
1.873.000 VND
Số lượng
DBL sterile cardioplegia concentrate 20ml
Dạng bào chế: Dung dịch vô trùng
Đóng gói: Hộp 5 ống 20ml
Nhà sản xuất: Hameln Pharm GmbH
Thành phần
Procaine hydrochloride, magnesium chloride, kalium chloride
- Chỉ định:
- PA dùng điều trị loạn nhịp tâm thất, đặc biệt những trường hợp loạn nhịp thất đã kháng lidocain hoặc sau nhồi máu cơ tim. PA cũng được dùng duy trì nhịp xoang sau khi khử rung ở rung nhĩ, dùng phòng loạn nhịp thất và trên thất. PA thường dùng để điều trị ngắn hạn loạn nhịp nặng hoặc loạn nhịp triệu chứng.
- Nói chung không dùng PA điều trị loạn nhịp nhẹ vì PA có tác dụng gây loạn nhịp tim. Tránh dùng PA để điều trị ngoại tâm thu thất không triệu chứng.
- Cũng như các thuốc chống loạn nhịp khác dùng điều trị loạn nhịp đe dọa tính mạng, khởi đầu điều trị dùng PA cần phải thực hiện tại bệnh viện. Vì PA có thể gây ra những rối loạn nặng về máu (0,5%) nên chỉ dùng PA khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định:
- Blốc tim hoàn toàn: Do PA có tác dụng chặn nút hoặc chặn điều hòa nhịp thất gây nguy cơ suy tâm thu. Khi điều trị tăng nhịp thất, nếu thấy xuất hiện chậm nhịp thất đáng kể mà không thấy dẫn truyền nhĩ – thất thì phải ngừng thuốc.
- Blốc nhĩ – thất độ hai và các typ bán chẹn: Tránh dùng vì sẽ tăng chẹn, trừ khi có đặt máy tạo nhịp.
- Người mẫn cảm với novocain hay các thuốc tê có cấu tạo este tuy không chắc có nhạy cảm chéo với PA, nhưng thầy thuốc phải chú ý và không dùng PA khi thuốc gây viêm da dị ứng cấp, hen hay các triệu chứng phản vệ.
- Luput ban đỏ toàn thân: Vì nếu dùng sẽ tăng các triệu chứng.
- Xoắn đỉnh: Là trường hợp loạn nhịp khác thường, có đặc điểm là có sự thay đổi của 1 hoặc nhiều hơn nhịp thất sớm. Nếu dùng PA chỉ làm nặng thêm ngoại tâm thu thất hoặc làm tăng nhịp tim.
Chú ý đề phòng:
- Sốc tim, suy cơ tim, huyết áp thấp, nhịp tim chậm.
- Có rối loạn chất điện giải, chú ý đến kali ngoài tế bào; nhược cơ, hen phế quản.
- Trường hợp có giảm chức năng thận hoặc gan, suy tim, rất có thể nguy cơ tích lũy PA và NAPA, cần giảm liều một cách thích hợp.
- Trong trường hợp phải dùng liều cao cho người bệnh có chức năng cơ tim giảm, thì nên điều trị phối hợp với các thuốc chống loạn nhịp khác để giảm liều PA. Khi phối hợp với một thuốc khác có tác dụng giảm co bóp cơ tim như thuốc chẹn beta – giao cảm hoặc thuốc chẹn calci, thì phải hết sức cẩn thận vì dễ làm loạn nhịp nặng lên hoặc phát sinh một dạng loạn nhịp mới.
- Ðể tránh nguy cơ sinh các triệu chứng kiểu luput ban đỏ toàn thân, phải hạn chế dùng PA, và chỉ dùng cho loạn nhịp nặng khi mà thuốc khác không có tác dụng đối với người bệnh.
- Cần căn dặn người bệnh chú ý theo dõi, khi thấy có các triệu chứng về khớp và cơ, phải tìm gặp bác sĩ. Cũng cần dặn người bệnh khi thấy sốt, đau họng cần gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng máu, nếu có nghi ngờ giảm bạch cầu trung tính cần cho người bệnh vào bệnh viện ngay.
- Thời kỳ mang thai: PA là thuốc tim để xóa và phòng loạn nhịp nhanh thất và nhĩ. Thuốc không gây những bất thường bẩm sinh hoặc những tác dụng không mong muốn khác lên thai nhi hay lên người mang thai. Ðã có những trường hợp loạn nhịp của thai nhi hoặc của người mang thai được chữa thành công với PA. PA dùng phối hợp với metoprolol điều trị khỏi nhịp nhanh thất ở người có thai 24 tuần lễ mà không thấy các tác dụng không mong muốn ở thai nhi hoặc trẻ mới sinh.
- Thời kỳ cho con bú: PA và NAPA tích lũy ở sữa. Khi nồng độ tổng cộng PA và NAPA ở huyết tương mẹ là 8microgam/ml thì ở sữa là 64,8microgam/ml. Nếu trẻ bú 1lít sữa/24 giờ thì đã uống theo 65mg/24 giờ (PA và NAPA). Liều này không có ý nghĩa lâm sàng. Người cho con bú có thể dùng PA. Tuy nhiên, những tác dụng lâu dài về sau đối với con chưa được đánh giá rõ.
Tương tác thuốc:
- PA có thể làm giảm tác dụng của thuốc đối giao cảm như neostigmin, làm tăng tác dụng của các thuốc chống tăng huyết áp, thuốc kháng muscarin, thuốc phong bế thần kinh – cơ (thuốc giãn cơ).
- Không phối hợp PA với các thuốc chống loạn nhịp có tác dụng như PA, như quinidin, flecainamid, disopyramid, sotalol hoặc bretylium.
- Amiodaron (uống) làm tăng nồng độ PA trong huyết tương. Liều tiêm tĩnh mạch của PA phải giảm đi 20 – 30% khi phối hợp hai thuốc này. Lidocain dùng phối hợp với PA có thể gây những tác dụng phụ về thần kinh.
- Các thuốc tiêu hóa như thuốc kháng acid làm giảm khả dụng sinh học của PA. Tránh dùng đồng thời.
- Thuốc kháng histamin H1 như astemizol, thuốc chống sốt rét như halofantrin và các chất khác, làm tăng khoảng QT (giống tác dụng của PA) có thể gây loạn nhịp thất và xoắn đỉnh khi dùng đồng thời với PA.
- Thuốc kháng histamin H2: Cimetidin, ranitidin (trên 300mg/24 giờ), làm tăng nồng độ PA trong huyết tương và cần giảm liều PA.
- Thuốc kháng khuẩn: Trimethoprim làm tăng nồng độ PA trong huyết tương nên khi dùng phối hợp thì cần giảm liều PA. Các sulfamid bị kháng bởi PA (giống như với novocain), cần điều chỉnh liều. PA tăng tác dụng phong bế thần kinh cơ của các kháng sinh aminoglycosid.
- Các thuốc tăng tiết cholin: PA có tác dụng kháng cholin nên làm giảm tác dụng của thuốc điều trị nhược cơ, có thể cả với thuốc điều trị glôcôm.
Tác dụng ngoài ý:
Tác dụng không mong muốn (ADR):
Ít nhất 10% số người bệnh có biểu hiện các phản ứng phụ cấp tính.- Thường gặp, ADR >1/100:
- Toàn thân: Triệu chứng giống luput ban đỏ kèm theo đau ở khớp và cơ.
- Tuần hoàn: Loạn nhịp tim, hạ huyết áp, yếu cơ.
- Tiêu hóa: Chán ăn buồn nôn, nôn.
- Da: Ngoại ban, ngứa.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Toàn thân: Sốt, tăng bạch cầu ưa eosin, mày đay, chóng mặt.
- Thần kinh trung ương: Trầm cảm, loạn thần, ảo giác.
- Hiếm gặp, ADR <1/1000:
- Máu: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
- Tiêu hóa: Ỉa chảy, thay đổi vị giác.
- Các phản ứng khác: Yếu cơ…
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Những phản ứng quá mẫn giống như những triệu chứng luput ban đỏ, kể cả những biến đổi về máu, có thể gặp đặc biệt khi điều trị thời gian kéo dài. Những phản ứng này thường nhất thời và tự khỏi.
- Cần tiến hành điều trị trong bệnh viện, có theo dõi chặt chẽ chức năng tim vì dùng PA có nguy cơ gây loạn nhịp tim. Các trường hợp giảm kali huyết và suy tim thì cần điều chỉnh nồng độ kali/huyết và điều trị suy tim trước khi bắt đầu điều trị bằng PA.
Cách dùng:
Liều lượng thay đổi theo từng cá thể, rất phụ thuộc vào tuổi, chức năng gan, thận, tình trạng của tim.
- Người lớn (chức năng thận bình thường):
- Uống: Công thức quy ước: 250 – 500mg/3 – 4 giờ, và viên chậm: 500mg/8 giờ. Liều có thể tới 50mg/kg thể trọng/24 giờ, chia làm 4 – 6 giờ/lần và với viên chậm chia làm 3 – 4 lần. Một số trường hợp có thể cho liều khởi đầu 1 g hoặc liều điều trị 1 g trong 2 giờ.
- Tiêm bắp: Tương tự liều uống; trường hợp đang phẫu thuật, gây mê, có thể dùng liều 100 – 500mg.
- Tiêm tĩnh mạch: Cần cho các trường hợp nặng và cấp cứu. Pha thuốc vào dung dịch glucose 5%, tiêm truyền chậm, truyền nhanh có thể gây hạ huyết áp, cần liên tục theo dõi huyết áp và điện tâm đồ.
- Công thức quy ước: Truyền liều 50mg/phút đến tổng liều 10mg/kg thể trọng, tiếp theo truyền 4mg/phút giảm dần tới 2mg/phút trong 2 giờ rồi tiếp tục trong thời gian 12 – 24 giờ.
- Một công thức khác: Truyền liên tục 100mg/5 phút (không quá 50mg/phút) đến khi chặn được loạn nhịp hoặc đến liều tối đa 1g.
- Thường đạt được chuyển biến tốt sau khi dùng 100 – 200mg, nói chung không cần quá 500 – 600mg.
- Khi chuyển sang dùng đường uống: Sau 3 – 4 giờ liều tiêm truyền cuối cùng bắt đầu uống liều đầu tiên.
- Trẻ em: Nói chung không nên dùng PA cho trẻ em. Nồng độ trong huyết tương và nửa đời của PA ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 – 6 tuổi thay đổi rất rõ tùy từng cá thể. Tuy nhiên, có gợi ý liều lượng sau đây: Uống (hoặc tiêm bắp): 40 – 60mg/kg thể trọng/24 giờ chia ra 4 – 6 lần. Tiêm tĩnh mạch: Liều khởi đầu 10 – 12mg/kg thể trọng, sau đó truyền liên tục 20 – 75microgam/kg thể trọng/phút.
- Sử dụng ở người có tuổi (trên 50 tuổi): Ðộ thanh thải PA và NAPA ở thận thường giảm, có thể gây tích lũy thuốc, nên giảm liều.
- Sử dụng ở người thiểu năng gan: Tránh dùng hoặc giảm liều. Thiểu năng gan có thể làm thay đổi tác dụng của PA, làm giảm rõ rệt bài tiết PA và NAPA qua thận, gây tích lũy thuốc, nên cần phải giảm liều. Sự giảm liều tùy thuộc bệnh của người bệnh nên không thể định công thức phù hợp cho các trường hợp khác nhau.
- Sử dụng ở người suy thận: Tránh dùng hoặc giảm liều. Thiểu năng thận dễ gây tích lũy PA, đặc biệt là NAPA có nửa đời dài hơn, tích lũy nhiều hơn và không có tác dụng của thuốc chống loạn nhịp nhóm I. Triệu chứng chính giống như do dùng quá liều. Do đó phải tùy chức năng thận mà điều chỉnh liều theo bảng sau đây:
- Sử dụng cho người có bệnh tim khác:
- Quan trọng là cần kiểm tra suy tim. Suy tim có thể gây tích lũy PA, NAPA cần phải giảm liều.
- Chú ý các trường hợp suy tim sung huyết, tổn thương cơ tim hoặc bệnh cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp, bệnh tim thực thể nặng.
- Cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ: Phải khử rung hoặc điều trị bằng digitalis trước khi dùng PA. Nhịp nhanh nhĩ cần được điều trị trước bằng digoxin. Loạn nhịp có liên quan đến ngộ độc digitalis: Chỉ xét dùng PA khi đã ngừng digitalis và điều trị bằng kali, lidocain hoặc phenytoin mà không có tác dụng. Cần giảm liều ở người bệnh bị blốc nhĩ thất độ I dựa trên sự cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ làm tăng blốc tim mà xác định có nên điều trị tiếp hay không.