Tim Mạch
TRANH CÃI GIÁ THUỐC ALUVIA VÀ THUỐC GENERIC CHO NGƯỜI NGHÈO CHỮA HIV
Các cuộc tranh cãi giữa công ty sản xuất thuốc có bản quyền có giá cao và sự bảo vệ của chính phủ các nước đang phát triển cho việc sản xuất thuốc giá rẻ cho người dân sử dụng không bao giờ ngưng. Các cuộc tranh cãi và vận động này đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành y tế toàn cầu và các chính sách tiếp cận chăm sóc sức khỏe.
Các cuộc tranh cãi giữa công ty sản xuất thuốc có bản quyền có giá cao và sự bảo vệ của chính phủ các nước đang phát triển cho việc sản xuất thuốc giá rẻ cho người dân sử dụng không bao giờ ngưng. Các cuộc tranh cãi và vận động này đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành y tế toàn cầu và các chính sách tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Vấn đề này cũng đặt ra nhiều thử thách cho mối quan hệ thương mại Mỹ - Châu Á nói riêng và hệ thống kinh tế toàn cầu nói chung.
Cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để và càng ngày càng trở nên phức tạp hơn, bởi một hệ thống văn bằng bảo vệ sáng chế hiệu quả sẽ giúp cân bằng lợi ích của các công ty dược phẩm với nhu cầu sử dụng thuốc của người dân nghèo. Tuy nhiên, hiện nay các công ty dược phẩm khổng lồ và chính phủ các nước đang phát triển lại đang tranh luận gay gắt về vấn đề này. Mỗi bên đều mong muốn thống trị nhu cầu về y tế của thế giới và buộc tội bên kia trong việc khai thác triệt để nhu cầu ấy. Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định TRIPs) cho phép các nước đang phát triển là thành viên của WTO ban hành giấy phép bắt buộc đối với những loại thuốc đã đăng ký bản quyền và những loại thuốc phiên bản để các quốc gia này sản xuất và bán thuốc ở mức giá cả hợp lý, phục vụ cho y tế cộng đồng. Theo WTO, chính phủ một nước có thể ban hành giấy phép bắt buộc trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp về y tế ở phạm vi cộng đồng quốc gia. Hành động như vậy đã được nhiều nước áp dụng, đáng chú ý nhất có Brazil và Ấn Độ, đặc biệt là trong trường hợp thuốc chữa bệnh AIDS.
Thái Lan mới đây đã cấp giấy phép bắt buộc, cho phép sử dụng các chủng loại thuốc Kaletra – một loại thuốc kháng chủng HIV-2 (có tên thương mại là Aluvia) với giá rẻ hơn nhiều, cũng như đối với thuốc làm loãng máu Plavix do Hãng Sanofi – Aventis SA của Pháp và hãng chế tạo Bristol – Myer Squibb Co. của Mỹ chào bán. Trong số các loại thuốc Kaletra, có cả loại Aluvia do hãng Abbott sản xuất. Trước đây, để được điều trị bằng thuốc Aluvia do Abbott sản xuất, người bệnh phải chi trả 2200 USD/năm – một mức giá khá cao ngay cả đối với người Mỹ.
Kể từ công bố của Thái Lan, Abbott đã thu hồi bảy loại thuốc tại thị trường nước này và dọa sẽ không giới thiệu những loại thuốc mới. Tổ chức vận động hành lang về dược phẩm của Mỹ đã kêu gọi đại diện thương mại của Mỹ quy kết Thái Lan là nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Mỹ đã đưa Thái Lan vào danh sách những nước cần quan tâm nhất về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong khi thừa nhận quyết định ban hành giấy phép bắt buộc của chính phủ Thái là hợp pháp. Sau đó Mỹ rút lui, từ chối không có bất cứ ý kiến gì về quyết định này của Thái.
Chính phủ Thái nói họ chỉ đơn giản muốn thương lượng với những công ty có bản quyền sáng chế để bán thuốc HIV với mức giá mà người dân bình thường có thể chi trả được.
Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan, ông Monkol Na Songkhla trả lời trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến trên trang Asia Society: "Chúng tôi đã đàm phán chính thức với các công ty dược phẩm hơn hai năm và hơn bốn năm đàm phán không chính thức. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ có thành công".
Ông nói thêm: "không có công ty nào hay người nắm giữ văn bằng sáng chế nào muốn đề cập đến việc giảm giá thành hoặc chia sẻ thuốc với bệnh nhân nghèo".
Gần đây nhất, tại hội nghị của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) diễn ra ở Geneva, Abbott và Thái Lan đã đàm phán với nhau, nhưng không thu được kết quả gì. Thái Lan nhắc lại đề xuất của mình rằng họ sẽ hạn chế ban hành giấy phép bắt buộc nếu người nắm giữ văn bằng sáng chế hạ thấp giá thành bằng mức giá của thuốc phiên bản.
Abbott đã giảm giá thuốc Aluvia xuống còn 1.100 USD một bệnh nhân một năm. Tuy nhiên, mức giá ấy vẫn cao hơn mức 695 USD thuốc phiên bản của Thái Lan và ngoài tầm của một vụ thương thảo. Nếu giải quyết sự khác biệt 300 USD là một việc dễ dàng, thì có thể đó sẽ là một tín hiệu tốt để hai bên không quá tách biệt nhau vào thời điểm này.
Cho đến bây giờ, vấn về không chỉ dừng lại ở chuyện một loại thuốc HIV tại một quốc gia. Ung thư, bệnh tim, bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính xuất hiên ở khắp các nước đang phát triển, cũng như vấn đề về tiếp cận thuốc điều trị các căn bệnh này trở nên rất cấp bách.
Brazil và Thái Lan đã tuyên bố tại hội nghị của Tổ chức Y tế Thế giới họp tại Geneva rằng hai nước này sẽ hợp tác trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Động thái này cho thấy khi nhu cầu về thuốc tăng lên thì các nước đang phát triển có thể cùng chung sức tạo nên sức ép về giá và cấp phép thuốc phiên bản.
Cuộc tranh luận ngày càng căng thẳng đã làm tổn thương quan hệ thương mại với nước Mỹ - nơi mà hầu hết các cuộc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc đặc trị diễn ra, với châu Á - nơi chủ yếu tập trung sản xuất thuốc phiên bản. Các nhà đầu tư biết về AIDS, về hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), về cúm gia cầm và rất nhiều loại bệnh tật khác có thể đe dọa nền kinh tế châu Á. Do vậy, tranh luận về việc tiếp cận thuốc điều trị ở châu Á cũng làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Nếu gạt vấn đề thương mại sang một bên, liệu tiếp cận thuốc điều trị bệnh có phải là quyền con người hay không?
Hệ thống văn bằng sáng chế không hoàn thiện cũng như hiệp định gây nhiều tranh cãi TRIPs không thể giải quyết vấn đề này một cách công bằng. Thái Lan, Brazil và những nước khác có thể kiện các công ty dược bằng cách viện dẫn giấy phép bắt buộc TRIPs và các điều luật khác, nhưng không thể tiến tới thỏa hiệp vấn đề định giá mà không có sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế.
Đã đến lúc chính phủ các nước G8 phải vào cuộc. Họ có thể soạn lại hiệp định TRIPs, phê chuẩn lại những nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ, và dừng việc ép buộc các nước đang phát triển thực thi các hiệp định thương mại gây mất ổn định kinh tế quốc gia.
Phương cách lãnh đạo mới và suy nghĩ sáng tạo có thể làm cân bằng lợi ích giữa những người nắm bản quyền và lợi ích của cả cộng đồng, cũng như đối với quyền con người.
Bài sưu tầm