Paracol 10mg/ml Lọ/50 ml ( Paracetamol 500 mg)

Paracol 10mg/ml Lọ/50 ml ( Paracetamol 500 mg)

Hãng sản xuất:
Mekophar
Mã sản phẩm:
NC930DC
Mô tả:
Paracol 10mg/ml Điều trị ngắn ngày các cơn sốt, các cơn đau trung bình (đặc biệt trong trường hợp đau cấp tính, đau sau phẫu thuật,…).
Thành phần : Paracetamol 500 mg
Giá:
76.500 VND
Số lượng

Paracol 10mg/ml

Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt không gây nghiện, không chứa salicylat. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
PARACOL có tác dụng giảm đau sau khi tiêm truyền thuốc 5– 10 phút. Tác dụng giảm đau tối đa đạt được sau khi tiêm thuốc 1 giờ và thời gian giảm đau kéo dài 4– 6 giờ.
Tác dụng hạ sốt của PARACOL xảy ra sau 30 phút tiêm truyền thuốc và thời gian hạ sốt kéo dài ít nhất 6 giờ.

Dược động học

Nồng độ tối đa của Paracetamol trong huyết tương đạt được sau khi tiêm tĩnh mạch 15 phút khoảng 30 mcg/ml. Thể tích phân phối của Paracetamol xấp xỉ 1 lít/kg. Paracetamol ít gắn kết với protein huyết tương. Sau khi tiêm 1 g Paracetamol 20 phút, nồng độ Paracetamol trong dịch não tủy khoảng 1,5 mcg/ml. Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan theo hai con đường: gắn kết với acid glucuronic và gắn kết với acid sulfuric. Con đường gắn kết với acid sulfuric có thể bão hòa nhanh chóng khi dùng liều vượt quá liều điều trị. Một phần nhỏ được chuyển hóa bởi cytochrome P– 450 thành chất trung gian N– acetyl– benzoquinone imine được nhanh chóng khử độc bằng cách phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathione và thải trừ ở thận sau khi gắn kết với cysteine và acid mercapturic. Các chất chuyển hóa của Paracetamol bài tiết chủ yếu ở thận. Khoảng 90% liều dùng được bài tiết trong 24 giờ, chủ yếu ở dạng gắn kết với glucuronide (60– 80%) và sulfate (20– 30%). Ít hơn 5% được thải trừ ở dạng không đổi. Nửa đời huyết tương là 2,7 giờ và tổng lượng thanh thải của cơ thể là 18 lít/giờ.

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với Paracetamol hoặc với các thành phần của thuốc.
– Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, suy gan nặng.
– Người bệnh thiếu hụt glucose– 6– phosphate dehydrogenase.

Tác dụng phụ

– Hiếm gặp: khó ở, hạ huyết áp, tăng men gan.
– Rất hiếm gặp các tai biến dị ứng như ban đỏ, nổi mề đay (ngưng dùng thuốc khi thấy xuất hiện các biểu hiện này).
– Vài trường hợp hiếm thấy giảm tiểu cầu.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.


Thận trọng

– Paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven– Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
– Thận trọng khi sử dụng Paracetamol cho người có bệnh gan, thận, tiền sử thiếu máu.
– Bệnh nhân nghiện rượu.
– Trường hợp suy dinh dưỡng, mất nước.
– Khi đang dùng cùng với các thuốc khác có chứa Paracetamol, có thể gây quá liều.
PHỤ NỮ CÓ THAI – CHO CON BÚ:
– Phụ nữ mang thai: chỉ dùng Paracetamol khi thật cần thiết.
– Phụ nữ đang cho con bú: không thấy có tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ khi người mẹ dùng Paracetamol. Vì vậy, trong trường hợp bình thường có thể sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác

– Isoniazid, rượu, các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturate, Carbamazepine) có thể làm gia tăng nguy cơ độc gan gây bởi Paracetamol.
– Dùng chung Phenothiazin với Paracetamol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
– Metoclopramid có thể làm gia tăng sự hấp thu của Paracetamol.
– Probenecid làm giảm thải trừ Paracetamol do ức chế sự liên kết với acid glucuronic.

QUÁ LIỀU:
– Hoại tử gan là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 24 giờ như: buồn nôn, nôn, tái nhợt, đau bụng,…
– Xử lý: Điều trị triệu chứng và sử dụng thuốc giải độc N– acetylcysteine tiêm tĩnh mạch hoặc uống, tốt nhất trong thời gian dưới 10 giờ.

Hạn dùng

2 năm kể từ ngày sản xuất

Bảo quản

– Nơi khô (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ ≤ 30oC, tránh ánh sáng.
– Không được để trong tủ lạnh hoặc làm đông lạnh.

Hướng dẫn sử dụng

Trước khi sử dụng, cần quan sát kiểm tra xem sản phẩm có bị vẫn đục hoặc đổi màu.
Chỉ sử dụng một lần. Dung dịch còn lại không sử dụng hết phải bỏ đi.
Tiêm truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
Khoảng cách giữa 2 lần tiêm truyền thuốc tối thiểu là 4 giờ.
Liều lượng:
PARACOL 1 g/100ml:
Chỉ dùng cho người lớn và trẻ em có thể trọng > 33 kg.
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi có thể trọng > 50 kg: 1 g/lần (= 1 chai 100 ml), có thể truyền 4 lần/ngày. Liều tối đa 4 g/ngày.
Trẻ em có thể trọng > 33 kg và người lớn có thể trọng < 50 kg: 15 mg/kg/lần (= 1,5 ml dung dịch cho 1 kg thể trọng). Liều tối đa 60 mg/kg/ngày.
PARACOL 0,5 g/50ml:
Dùng cho trẻ sơ sinh (dưới 10 ngày tuổi) và trẻ em có thể trọng ≤ 33 kg.
Trẻ em có thể trọng 33 kg:15 mg/kg/lần (= 1,5 ml dung dịch cho 1 kg thể trọng), có thể truyền 4 lần/ngày. Liều tối đa 60 mg/kg/ngày.
Trẻ sơ sinh (dưới 10 ngày tuổi): 7,5 mg/kg/lần, không quá 4 lần/ngày.