GLOVITA
Điều trị các chứng đau nhức dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh (do nguyên nhân ngộ độc hay không ngộ độc).
Với liều cao, Glovita còn dùng để điều trị các rối loạn do nghiện rượu.
CHI TIẾT
THUỐC BỔ GLOVITA
THÀNH PHẦN
Mỗi viên bao phim chứa thuoc:
Hoạt chất: Vitamin B1 (Thiamin nitrat) 125 mg
Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid) 125 mg
Vitamin B12 (Cyanocobalamin) 125 mcg
CHỈ ĐỊNH
Điều trị và ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B1,B6, B12 do chế độ ăn không đầy đủ.
Điều trị các chứng đau nhức dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh (do nguyên nhân ngộ độc hay không ngộ độc).
Với liều cao, Glovita còn dùng để điều trị các rối loạn do nghiện rượu.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều thông thường 1-2 viên, ngày 2 lần.
Trong trường hợp đau nhức nhiều: uống 6-8 viên/ ngày hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Có thể uống thuốc lúc đói hay lúc no (nên uống thuốc trong bữa ăn để hấp thu tốt hơn và giảm kích ứng tiêu hóa).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Bệnh thiếu máu nguyên bào hồng cầu khổng lồ trong thai kỳ.
Khối u ác tính.
LƯU Ý VÀ THẬN TRỌNG
Không dùng với các thuốc khác có chứa vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12.
Cyanocobalamin không nên dùng cho người mắc bệnh Leber.
Dùng lâu dài vitamin B6 với liều cao sẽ dẫn đến bệnh thần kinh ngoại vi nặng.
Sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: Không nên dùng quá liều chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Vitamin B1: Không có báo cáo về tương tác giữa vitamin B1 với các thuốc khác.
Vitamin B6:
- Vitamin B6 làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.
- Vitamin B6 làm giảm nồng độ phenytoin và phenobarbital trong huyết thanh.
- Nhiều thuốc có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6 như các thuốc có chứa hydralazin, isoniazid, penicilaminvà các thuốc uống tránh thai.
Vitamin B12:
- Hấp thu vitamin B12 giảm bởi neomycin, acid aminosalicylic, chất đối kháng thụ thể H2 histamin và colchicin.
- Thuốc uống tránh thai làm giảm nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Tác dụng ngoại ý do thuốc gây ra thường nhẹ và hiếm gặp như ngứa, nổi mẩn da và tiêu chảy.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
DƯỢC LỰC VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thiamin là một vitamin tan trong nước, mặc dù một vài dẫn xuất của nó có tính thân dầu hơn. Trong cơ thể, thiamin biến đổi thànhthiamin pyrophosphat (TPP), là một coenzym thiết yếu trong chuyển hóa carbohydrat. Lượng thiamin cần ăn vào hàng ngày là 0,9 đến 1,5 mg cho nam và 0,8 đến 1,1 mg cho nữ khoẻ mạnh. Nhu cầu thiamin có liên quan trực tiếp với lượng dùng carbohydrat và tốc độ chuyển hóa. Sự thiếu thiamin là do chế độ ăn uống không đủ. Thiếu hụt nghiêm trọng sẽ dan tới hội chứng Beri-Beri. Biểu hiện của bệnh Beri-Beri mạn tính (Beri-Beri khô) bao gồm đau thần kinh ngoại biên, yếu cơ và liệt. BệnhBeri-Beri cấp tính (Beri-Beri ướt) thường biểu hiện với các triệu chứng như phù và suy tim.
Vitamin B6 là một vitamin tan trong nước tồn tại dưới 3 dạng (pyridoxin, pyridoxal và pyridoxamin). Khi vào cơ thể, chúng biến đổi thành pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid và lipid. Ngoài ra, chúng còn tham gia tổng hợp acid gamma-aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin. Nhu cầupyridoxin hàng ngày cho người lớn khoảng 1,6 - 2 mg, là lượng có trong khẩu phần ăn bình thường. Nhu cầu pyridoxin ở trẻ em là 0,3 - 2 mg, và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1 - 2,2 mg. Tình trạng thiếu hụt pyridoxin rất hiếm khi xảy ra ở người do vitamin này có nhiều trong thức ăn. Tuy nhiên, sự thiếu hụt cũng có thể xảy ra do dùng thuốc, ví dụ như trong quá trình điều trị với isoniazid. Sự thiếu hụtpyridoxin có thể dẫn đến thiếu máu, viêm da, khô nứt môi, và các triệu chứng về thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên và co giật.
Vitamin B12là một vitamin tan trong nước tồn tại dưới 2 dạng (cyanocobalamin và hydroxocobalamin). Trong cơ thể người, chúngđược biến đổi thành methylcobalamin (mecobalamin) và adenosylcobalamin (cobamamid). Mecobalamin và cobamamid hoạt động như những coenzym cần thiết cho quá trình tổng hợp acid nucleic. Ngoài ra, mecobalamin còn liên quan mật thiết với acid folic trong một vài chuyển hóa quan trọng. Nhu cầu vitamin B12 hàng ngày ở người lớn là khoảng 1-2 mcg, là lượng có trong khẩu phần ăn bình thường. Vitamin B12 chỉ có trong thức ăn từ động vật. Sự thiếu hụt vitamin B12 thường thấy ở những người có hội chứng kém hấp thu, chứng nguyên hồng cầu khổng lồ, hay sau khi cắt bỏ dạ dày. Sự thiếu hụt dẫn đến chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hủy hoại myelin và các hủy hoại thần kinh khác.
Sự kết hợp 3 vitamin B1, B6, B12 trong chế phẩm nhằm điều trị và ngăn ngừa thiếu hụt do chế độ ăn không đầy đủ, điều trị các chứng đau nhức dây thần kinh và viêm dây thần kinh.
Dược động học
Thiamin
Sau khi uống, một lượng nhỏ thiamin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, sự hấp thu bị hạn chế ở liều cao hơn 5 mg. Thiamin cũng được hấp thu nhanh qua đường tiêm bắp. Thiamin phân bố hầu hết các mô trong cơ thể, và hiện diện trong sữa mẹ. Trong tế bào, thiamin tồn tại chủ yếu dưới dạng diphosphat. Thiamin hầu như không dự trữ trong cơ thể. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu của cơ thể, lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chất chuyển hóa.
Pyridoxin
Pyridoxinđược hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa sau khi uống và được biến đổi thành các dạng có hoạt tính gồm pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat.Các chất này phần lớn dự trữ ở gan và bị oxy hóa thành acid 4-pyridoxic và các chất chuyển hóa không hoạt tính khác, và được thải trừ trong nước tiểu. Khi liều dùng vượt quá nhu cầu của cơ thể, lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Pyridoxal qua được nhau thai và phân bố trong sữa mẹ.
Vitamin B12
Sau khi uống, vitamin B12 liên kết với yếu tố nội tại là một glycoprotein do niêm mạc dạ dày tiết ra, và sau đó hấp thu qua đường tiêu hóa theo cơ chế chủ động. Sự hấp thu bị ảnh hưởng ở những người thiếu yếu tố nội tại, hội chứng kém hấp thu, bệnh gút hay sau khi cắt bỏ dạ dày. Ngoài ra, sự hấp thu qua đường tiêu hóa còn diễn ra theo cơ chế khuếch tán thụ động. Vitamin B12 gắn kết nhiều với protein đặc hiệu trong huyết tương là các transcobalamin, trong đó transcobalamin II giúp vitamin B12 phân bố nhanh chóng vào các mô. Vitamin B12 được dự trữ ở gan, bài tiết trong mật và chuyển hóa nhiều qua chu trình gan-ruột. Một phần của liều sử dụng được bài tiết trong nước tiểu. Vitamin B12 khuếch tán vào nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ.