Kiến Thức

Niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ: loại nào tốt hơn?

Niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ hiện đang được ưa chuộng hơn mắc cài kim loại bởi sự thẩm mỹ cao, để biết loại nào tốt, hãy đọc bài viết sau.

Niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ hiện đang được ưa chuộng hơn mắc cài kim loại bởi sự thẩm mỹ cao, để biết loại nào tốt, hãy đọc bài viết sau.

 

Tìm hiểu chung về niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ

Theo thời gian, người ta không chỉ quan tâm đến hiệu quả cao mà còn quan tâm đến cả tính thẩm mỹ trong quá trình chỉnh nha. Chính vì thế, niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ là 2 phương pháp niềng răng đang được ưu tiên lựa chọn hàng đầu bởi nhiều khách hàng.

Niềng răng mắc cài pha lê

Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Phương pháp chỉnh nha này sẽ sử dụng các mắc cài là từ pha lê trong suốt (đá Crystal) thay vì sử dụng các mắc cài làm từ kim loại. Tương tự các phương pháp niềng mắc cài khác, các dây cung sẽ được gắn lên các rãnh mắc cài để tạo lực dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn.

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ cũng có đặc điểm cấu tạo tương tự với mắc cài kim loại và pha lê, nhưng thay vì mắc cài được làm từ kim loại hay pha lê thì chúng được làm bằng sứ có màu sắc trùng với màu răng. Và khả năng tạo lực dịch chuyển răng cũng đến từ các dây cung gắn ở mắc cài. 

niềng răng pha lê, niềng răng mắc cài pha lê

Điểm giống nhau giữa niềng răng pha lê và sứ

Thực tế, 2 phương pháp niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ có rất nhiều điểm tương đồng nhau, nên cũng hay khiến nhiều người bị nhầm lẫn:

Tính thẩm mỹ cao hơn niềng mắc cài kim loại

Đối với những khách hàng quan tâm đến tính thẩm mỹ cao do đặc tính công việc cần giao tiếp nhiều, thì mắc cài sứ và mắc cài pha lê là những lựa chọn hàng đầu. Màu sắc của mắc cài pha lê là màu trong suốt, còn màu sắc của mắc cài sứ là trùng với màu răng nên đều rất khó để nhận ra rằng bạn đang đeo niềng răng khi quan sát từ xa. Khi này, người đeo niềng có thể thoải mái giao tiếp hơn, không còn cảm thấy e ngại về tính thẩm mỹ kém.

Đều có 2 dạng mắc cài

Đặc điểm này tương đối giống với phương pháp niềng mắc cài kim loại. Mỗi chất liệu mắc cài (Pha lê, Dứ, Kim Loại) đều có 2 dạng:

  • Mắc cài thông thường: sử dụng dây thun để tạo lực di chuyển răng.
  • Mắc cài tự buộc: dây cung là 1 thanh trượt tự động nằm trên mắc cài.

Được chỉ định cho các tình trạng răng giống nhau

Cả 2 phương pháp chỉnh nha này đều được đánh giá là có hiệu quả chỉnh nha rất cao. Hầu hết các trường bị khuyết điểm của răng đều có thể chỉ định sử dụng 2 loại mắc cài này. Các trường hợp răng xấu thường gặp như: răng hô - vẩu, răng móm, răng thưa, sai khớp cắn, răng lệch lạc,… 

niềng răng mắc cài pha lê

Có thiết kế giống nhau

Thiết kế về cấu tạo của 2 phương pháp niềng răng này là như nhau. Mắc cài sứ/pha lê đều sẽ được gắn trực tiếp lên bề mặt răng. Sau đó, hệ thống dây cung sẽ được cố định lên mắc cài, tạo lực để đưa răng về đúng vị trí. 

Thời gian điều trị giống nhau

Mắc cài sứ và mắc cài pha lê đều có thời gian điều trị giống nhau. Bệnh nhân thường sẽ phải đeo niềng từ 1 - 3 năm đối với dạng niềng thông thường, tùy theo từng tình trạng răng. Nếu sử dụng mắc cài tự buộc thì thời gian niềng sẽ được rút ngắn thêm 1 – 6 tháng.

Hiệu quả chỉnh nha cao

Hiệu quả chỉnh nha của cả 2 dạng mắc cài này đều giống với mắc cài kim loại, tức là có hiệu quả chỉnh nha cao. Lực kéo dây cung và mắc cài hoạt động một cách đều đặn sẽ điều chỉnh và đưa răng về đúng vị trí trên khung hàm. 

Với 6 đặc điểm chung như trê, có thể thấy rằng, cả phương pháp mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều chứng tỏ mình rất xứng đáng để khách hàng lựa chọn chỉnh nha. 

Điểm khác nhau giữa niềng răng pha lê và sứ

Bên cạnh các điểm giống nhau ở trên, phương pháp niềng mắc cài pha lê và mắc cài sứ vẫn có những khác biệt nhất định. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết cho 2 loại mắc cài:

Điểm khác nhau giữa niềng răng pha lê và sứ

Làm thế nào để niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ đạt hiệu quả cao nhất?

Bình thường khi bạn không đeo niềng răng, bạn đã cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Vì thế, trong khi niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ thì bạn lại càng cần quan tâm hơn đến răng miệng với 3 lưu ý chính sau:

 

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Đây là điều đầu tiên cần chú ý cho mọi phương pháp niềng răng. Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ ngăn chặn cực kỳ hiệu quả sự phát triển của các loại vi khuẩn nên các bệnh lý nha khoa. 

  • Sử dụng bàn chải lông mềm và bàn chải kẽ để chải răng.
  • Chải răng đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn, vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng kèm chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám, các loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng với những loại thực phẩm nào nên và không nên sử dụng mỗi ngày cũng cần được lưu ý. Nên ưu tiên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, sau đó hãy loại bỏ hết những thực phẩm gây hại. 

  • Nên tăng cường sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin, khoáng chất để giúp răng luôn khỏe mạnh, chắc chắn.
  • Nên ăn các món ăn mềm, không quá cứng, quá dai và không cần lực nhai quá mạnh. 
  • Hạn chế tối đa ăn/uống các loại thức ăn/nước uống dễ bám vào giữa các mắc cài.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều đường và có tính acid cao. 

Tuân theo chỉ định của bác sĩ 

Cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, bệnh nhân nên luôn tuân theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ. 

  • Hãy đến gặp bác sĩ tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn.
  • Tuyệt đối không được tự ý tháo mắc cài khi chưa được bác sĩ chỉ định. 
  • Nếu mắc cài bị bung hay gây vướng víu, trầy xước các mô mềm trong khoang miệng thì cần đến nha khoa để được điều chỉnh ngay.

Như vậy, phương pháp niềng pha lê hay sứ tốt hơn thì còn phụ thuộc vào tính chất công việc và nhu cầu của bệnh nhân. Nếu bạn vẫn cần tư vấn kỹ hơn về 2 phương pháp này, hãy liên hệ My Auris – nha khoa nằm trong Top 50 Thương hiệu Đông Nam Á mạnh – để được tư vấn kỹ hơn nhé!

 

Jane Nguyễn


Có thể bạn quan tâm
Top 3 địa chỉ trồng răng implant uy tín TP HCM
Quy trình & phục hồi trong cấy ghép implant

Các tin khác